当前位置:首页 > Cúp C1

【đội hình bournemouth gặp newcastle】Nhiều đột phá trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông

Thúc đầu tư PPP để phát triển hạ tầng Đề xuất có phương án sử dụng phí hạ tầng cảng biển để đầu tư giao thông vào cảng Giao thông kết nối tạo động lực phát triển kinh tế Hạ tầng giao thông có vai trò quan trọng trong phát triển toàn diện kinh tế
Nhiều đột phá trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông
Đã hoàn thành, đưa vào khai thác 20 dự án, trong đó riêng đường bộ cao tốc với 9 dự án dài 475km, nâng tổng số chiều dài đường bộ cao tốc đưa vào khai thác trên cả nước lên gần 1.900 km. Ảnh: Internet.

Nâng tổng số chiều dài đường bộ cao tốc lên gần 1.900 km

Phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai kế hoạch năm 2024 của Bộ Giao thông vận tải, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, năm 2023, tình hình trong nước và thế giới có thời cơ, thuận lợi đan xen với khó khăn, thách thức. Đặc biệt, Việt Nam là nước đang phát triển, nền kinh tế đang chuyển đổi, quy mô còn khiêm tốn, độ mở cao, sức chống chịu với các cú sốc từ bên ngoài còn hạn chế. Trong khi đó, ngành giao thông vận tải có nhiệm vụ quản lý rộng, nguồn vốn lớn, nhiều công trình, lĩnh vực, trải dài từ Bắc tới Nam, đòi hỏi phải quản lý, điều hành bao trùm, toàn diện, có hiệu quả. Trong bối cảnh khó khăn, nhiệm vụ nặng nề, song dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, sự nỗ lực của mình, ngành giao thông vận tải đã hoàn thành các nhiệm vụ, kế hoạch năm 2023.

Theo đó, Bộ Giao thông vận tải đã kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khắc phục khó khăn, thách thức, xử lý kịp thời, có hiệu quả các phát sinh như: việc đảm bảo vật liệu thông thường cho san lấp, đắp nền; giải phóng mặt bằng tại dự án cầu Mỹ Thuận 2; điều chỉnh dự án cao tốc Phú Thọ - Tuyên Quang, thúc đẩy triển khai xây dựng Cảng hàng không Quốc tế Long Thành, đổi mới điều hành tại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam…, và với tinh thần “vượt nắng, thắng mưa, không thua đại dịch”, “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương”, “làm việc xuyên ngày nghỉ, xuyên Tết”.

Đặc biệt, việc triển khai đầu tư hạ tầng giao thông, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm của ngành giao thông năm 2023 là điểm sáng với nhiều dự án mới được phê duyệt, khởi công mới, cũng như hoàn thành và đưa vào sử dụng nhiều tuyến cao tốc, nhà ga hàng không,...

Theo Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng, năm 2023 thực sự là năm có nhiều đột phá trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông với việc khởi công 26 dự án, trong đó rút ngắn thời gian khởi công 6 dự án quan trọng quốc gia 1 năm so với quy trình thủ tục thông thường và lần đầu tiên thực hiện khởi công đồng loạt theo hình thức trực tuyến dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2 tại 12 điểm cầu của 12 dự án thành phần; khởi công các dự án đường bộ cao tốc trục Đông – Tây; các tuyến Vành đai đô thị tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh; khởi công công trình nhà ga cảng hàng không quốc tế Long Thành; nhà ga T3 Cảng Hàng không Tân Sơn Nhất... Đã hoàn thành, đưa vào khai thác 20 dự án, trong đó riêng đường bộ cao tốc với 9 dự án dài 475km, nâng tổng số chiều dài đường bộ cao tốc đưa vào khai thác trên cả nước lên gần 1.900 km.

Giải ngân gần 100.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Năm 2023, dù được giao vốn đầu tư công kỷ lục, lên đến hơn 94 nghìn tỷ đồng, cao nhất từ trước tới nay (gấp 1,7 lần so với năm 2022), cùng với số vốn sự nghiệp kinh tế hơn 19,9 nghìn tỷ đồng phục vụ công tác bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông nhưng Bộ Giao thông vận tải tiếp tục dẫn đầu và là một trong những bộ, ngành có tỷ lệ giải ngân cao.

Đánh giá về kết quả này, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho rằng, việc phân bổ toàn bộ số vốn ngay từ đầu năm thể hiện quyết tâm cao của Ban cán sự đảng ngành giao thông vận tải cũng như các đơn vị trong ngành. Đến nay, Bộ Giao thông vận tải vẫn là đơn vị đứng đầu cả nước về giải ngân vốn đầu tư công, dự kiến cả năm đạt trên 95% kế hoạch.

Hoạt động vận tải tiếp tục giữ được đà tăng trưởng ổn định gắn với việc cắt giảm mạnh mẽ thủ tục hành chính, phí lệ phí, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin. Đến hết tháng 11/2023, sản lượng hàng hóa tăng 12,9%, luân chuyển hàng hóa tăng 10,5% so với cùng kỳ, sản lượng hành khách tăng 11,5%, luân chuyển hành khách tăng 23,9% so với cùng kỳ.

Nói về kế hoạch và mục tiêu năm 2024, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng chia sẻ, ngành giao thông tiếp tục đặt mục tiêu phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch năm 2024 được Thủ tướng Chính phủ giao. Đặc biệt, ngành GTVT phấn đấu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và dự kiến sẽ hoàn thành đưa vào khai thác 2 dự án thành phần đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt và Cam Lâm - Vĩnh Hảo thuộc dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, nâng tổng số đường bộ cao tốc đưa vào khai thác lên 2.021km (gồm 129 km cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt, Cam Lâm - Vĩnh Hảo và 1892 km cao tốc đã đưa vào khai thác trong năm 2023).

Ngoài ra, Bộ Giao thông vận tải cũng đặt một số mục tiêu khác như: nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư các dự án và hoàn thành thủ tục khởi công 19 dự án trong năm 2024; phấn đấu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam; đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư các tuyến đường sắt quan trọng quốc gia như: TPHCM - Cần Thơ, Biên Hòa - Vũng Tàu, Long Thành - Thủ Thiêm, Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Đồng thời, phối hợp, hỗ trợ các địa phương hoàn thiện hồ sơ để khởi công 11 dự án đường bộ cao tốc do địa phương được giao là cơ quan chủ quản...

分享到: