【kết quả bóng đá ucraina】Thống nhất nguyên tắc không dùng ngân sách xử lý nợ xấu

作者:Cúp C1 来源:Nhà cái uy tín 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-11 15:48:32 评论数:

NHC

ĐB Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An) phát biểu tại hội trường. Ảnh: H.Y

>> Thống đốc Lê Minh Hưng: Xử lý nghiêm trách nhiệm tổ chức,ốngnhấtnguyêntắckhôngdùngngânsáchxửlýnợxấkết quả bóng đá ucraina cá nhân gây ra nợ xấu

Cần “biện pháp mạnh” để xử lý “cục máu đông”

Tại hội trường, nhiều đại biểu (ĐB) đồng tình với chủ trương cần thiết phải có Nghị quyết riêng để đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu nhằm góp phần làm lành mạnh hóa hệ thống TCTD, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.

Theo ĐB Đỗ Văn Sinh (Quảng Trị), nợ xấu là rủi ro gắn liền với hoạt động của hệ thống tín dụng ngân hàng, phát sinh do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Về khách quan, nợ xấu xảy ra chủ yếu do hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh, khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, biến động của thị trường trong nước, ngoài nước và kinh tế vĩ mô. Trong nhiều năm qua, nợ xấu không được xử lý kịp thời do hành lang pháp lý chưa đầy đủ, chưa đồng bộ… gây tắc nghẽn dòng vốn cho hoạt động kinh tế. Về chủ quan, đã có tổ chức, cá nhân đã gian dối, cố ý làm trái, thậm chí lừa đảo trong việc lập hồ sơ vay vốn. Trong một số vụ việc còn có sự tiếp tay của cán bộ ngân hàng, tín dụng dẫn đến nợ xấu. Do đó, ĐB đề nghị dự thảo cần có quy định xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm, tránh việc hợp thức hóa sai phạm do chủ quan, cố ý gây ra.

ĐB Hoàng Văn Cường (Hà Nội) ước tính, theo báo cáo của Chính phủ thì tỷ lệ nợ xấu là 10,08%, điều này có nghĩa là cứ 10 đồng cho vay thì 1 đồng đã biến thành nợ xấu. Do vậy, ĐB đồng tình về việc cần thiết phải ban hành ngay một nghị quyết riêng để xử lý nợ xấu, để cắt bỏ "cục máu đông" nhằm khơi thông dòng chảy tiền tệ trong nền kinh tế.

“Sự ra đời của Nghị quyết này thực chất là Quốc hội cho phép các tổ chức mua bán nợ, TCTD được phép sử dụng một biện pháp mạnh, cứng rắn đối với các chủ nợ không chịu hợp tác với các TCTD trong việc xử lý tài sản đảm bảo. Với biện pháp mạnh đó, tôi tin tưởng rằng Nghị quyết sẽ giúp xử lý nhanh những khoản nợ xấu tồn đọng và giảm các đối tượng con nợ cố tình chây ỳ làm phát sinh những khoản nợ xấu mới”, ĐB nói.

Tuy nhiên, ĐB cũng đề nghị cần quy định rõ để tránh lầm tưởng Nghị quyết tạo một cơ chế độc quyền và đặc quyền trong mua bán nợ xấu đối với các tổ chức mua bán nợ.

Nghị quyết không phải “đặc quyền” cho các TCTD

Là một đại biểu làm công tác thực tiễn, nhiều lần xử lý các vụ việc liên quan đến nợ, trong đó có nợ cá nhân và nợ các TCTD, ĐB Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An) chia sẻ một thực trạng khó khăn hiện nay là người đi vay nợ tìm đủ cách để vay được nhưng đến hẹn thì tìm cách chây ỳ, không trả. Chủ nợ không đòi được tìm đến cơ quan công an tố cáo, đến toà án để giải quyết nhưng cũng không biết khi nào có thể đòi được nợ. Trong khi đó, đối với tình trạng “tín dụng đen”, “dân xã hội” sẽ đòi đến từng xu bằng các hình thức “luật rừng”, gây bất ổn xã hội.

Đó là lý do ĐB cho rằng cần phải có những biện pháp cụ thể, thiết thực để đảm bảo sự công bằng trong xã hội, góp phần xử lý nợ xấu. “Tôi mong muốn pháp luật nước ta phải nghiêm minh, hiệu quả để mọi người dân ai cũng dùng pháp luật trong giải quyết các mối quan hệ xã hội”, ĐB nhấn mạnh.

Đồng tình với các nội dung dự thảo, nhưng ĐB cũng đề nghị phải nêu rõ các nguyên tắc như không dùng ngân sách để trả nợ xấu, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có vi phạm… Đây cũng là các nguyên tắc được nhiều ĐB đồng tình và đề nghị bổ sung vào dự thảo. ĐB Nguyễn Văn Sơn (Hà Tĩnh), Mai Sỹ Diến (Thanh Hoá) đề nghị Chính phủ cần tiếp tục làm rõ và xử lý nghiêm, cụ thể trách nhiệm của cá nhân, tổ chức gây ra nợ xấu để công khai, minh bạch và nhân dân đồng tình cao trong quá trình xử lý.

Hiến kế xử lý nợ xấu, ĐB Phạm Phú Quốc (TP.HCM) cho rằng vấn đề mấu chốt để xử lý nợ xấu là tạo được thị trường mua bán nợ với sự tham gia của các thành phần kinh tế. Theo đó, có thể học tập kinh nghiệm xử lý nợ xấu của Hàn Quốc bằng cách đánh giá, và phân loại các nhóm nợ xấu, sau đó Chính phủ sẽ phát hành trái phiếu được đảm bảo bởi tài sản đảm bảo để thu hút vốn của xã hội xử lý nợ xấu.

Trong khi đó, ĐB Nguyễn Duy Hữu (Đắk Lắk) và nhiều ĐB đề nghị cân nhắc nội dung về quyền thu giữ tài sản đảm bảo của TCTD để đảm bảo công bằng quyền của cả người đi vay và cho vay, có xem xét đến yếu tố đảm bảo giữ gìn an ninh trật tự và an toàn xã hội.

Sau khi các ĐB thảo luận, cho ý kiến, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng đã có phát biểu tiếp thu, giải trình làm rõ những vấn đề mà các ĐB quan tâm, trong đó có việc tiếp thu bổ sung nguyên tắc không dùng ngân sách để xử lý nợ xấu.

Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cũng lưu ý việc cần làm rõ thêm trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân gây ra nợ xấu và không được coi Nghị quyết này là đặc quyền cho các TCTD tiếp tục lại gây ra nợ xấu mới.

Sau buổi thảo luận này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo các cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra tiếp tục tiếp thu nghiêm túc ý kiến của các đại biểu, báo cáo Quốc hội để tiếp tục tiến hành thảo luận vòng 2 về nội dung này vào chiều ngày 12/6/2017. Dự kiến, Nghị quyết sẽ được trình Quốc hội biểu quyết thông qua vào ngày 21/6/2017./.

H.Y

最近更新