游客发表

【getafe vs real betis】Tỷ lệ nợ xấu vào cuối năm 2015 sẽ dưới 3%

发帖时间:2025-01-10 10:25:19

 no xau vao cuoi nam 2015 se duoi 3

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: H.Dịu

Ngày 5-10,ỷlệnợxấuvàocuốinămsẽdướgetafe vs real betis tại Hà Nội, Hội thảo “Ba năm nhìn lại tái cơ cấu và xử lý nợ xấu ngân hàng” đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp tổ chức nhằm đánh giá về quá trình xử lý nợ xấu và các thách thức mà các ngân hàng thương mại đang phải đối mặt trong thời gian qua.

Phát biểu tại hội thảo, PGS.TS Nguyễn Kim Anh, Phó Thống đốc NHNN cho hay, sau hơn 3 năm triển khai Đề án 254 trong điều kiện nhiều yếu tố không thuận lợi, nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm của toàn hệ thống chính trị và toàn ngành Ngân hàng, Đề án đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, là điểm sáng trong tái cấu trúc tổng thể nền kinh tế.

Theo đó, từ năm 2011 đến nay, số lượng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã giảm 17 tổ chức thông qua sáp nhập, hợp nhất, giải thể, rút giấy phép.

Từ năm 2012 đến hết tháng 8-2015, ngành Ngân hàng về cơ bản đã xử lý được 424,14 nghìn tỷ đồng nợ xấu (tương đương 91,2% tổng số nợ xấu ước tính tại thời điểm tháng 9/2012), trong đó xử lý nợ xấu qua Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) chiếm 41,3%, còn lại do các tổ chức tín dụng tự xử lý bằng nhiều biện pháp khác nhau; đưa tỷ lệ nợ xấu từ mức rất cao ở những năm trước đây về mức 3,21% tháng 8-2015, dự kiến tỷ lệ nợ xấu vào cuối năm 2015 sẽ ở mức dưới 3% như mục tiêu đã đề ra.

Đánh giá cao thành quả của NHNN, theo TS. Nguyễn Đức Hưởng, Phó Chủ tịch thường trực HĐQT Ngân hàng TMCP Liên Việt, chỉ qua 3 năm nhưng NHNN đã đạt được những thành tựu lớn với các điểm nhấn trong việc chinh phục những đỉnh cao phức tạp của lạm phát, lãi suất, tỉ giá, vàng, tái cơ cấu ngân hàng…

Đặc biệt, việc thành lập VAMC là sáng kiến chưa có tiền lệ khi không dùng ngân sách Nhà nước để mua lại ngân hàng như nhiều quốc gia khác. Đáng chú ý, phương án mua lại ngân hàng với giá 0 đồng – “đánh chuột không vỡ bình” không chỉ giúp tăng niềm tin của nhân dân vào chính sách tiền tệ, bảo vệ đồng tiền của người dân khi chỉ đánh vào HĐQT và cổ đông của ngân hàng đó mà còn tránh tình trạng đổ vỡ theo hiệu ứng domino trên toàn hệ thống.

Chính từ những kết quả này, TS. Hưởng nhận định: “Đã đến lúc nợ xấu không còn xấu, nợ xấu càng để lâu càng có giá”.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được, các chuyên gia đều cho rằng, vấn đề tái cơ cấu, xử lý nợ xấu của các ngân hàng vẫn còn nhiều khó khăn và cần những nỗ lực, cải thiện từ Nhà nước.

Về vấn đề này, TS Cấn Văn Lực, Cố vấn cao cấp, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP BIDV cho hay, một số khó khăn thách thức trong xử lý nợ xấu là do quan điểm về bên vay - chủ nợ tại Việt Nam khác với thông lệ quốc tế; sự phức tạp của vấn đề tài sản đảm bảo, định giá nợ xấu; nguồn lực hạn chế do không dùng ngân sách hay do sự phối kết hợp, tính tuân thủ của các bên liên quan còn yếu…

Còn theo TS Nguyễn Trí Hiếu, Chuyên gia Tài chính Ngân hàng, khung pháp lý của Việt Nam cần thay đổi để các ngân hàng có cách giải quyết giữa các thành phần kinh tế với nhau mà không nhất thiết phải qua tòa án và Việt Nam nên cho phép cá nhân phá sản.

Nói về kết quả hoạt động của VAMC, TS Nguyễn Quốc Hùng, Chủ tịch Hội đồng thành viên VAMC cho hay, lũy kế từ 2013 đến 15-9-2015, VAMC đã phát hành trái phiếu đặc biệt mua nợ xấu đạt 204.228 tỷ đồng tổng giá trị dư nợ gốc nội bảng, 177.722 tỷ đồng giá mua nợ.

Tuy nhiên, tốc độ xử lý nợ xấu còn chậm, kết quả bán nợ, tài sản đảm bảo còn rất khiêm tốn. Nguyên nhân do Việt Nam chưa có thị trường mua bán nợ xấu, đối tượng được mua bán nợ bị hạn chế theo các quy định pháp luật.

Từ những nguyên nhân và khó khăn trên, các chuyên gia nhận định, điều cần thiết là NHNN và các tổ chức tín dụng phải tăng cường quản trị rủi ro. Hơn nữa, tái cơ cấu và xử lý nợ xấu ngân hàng là quá trình thường xuyên, liên tục và còn nhiều việc phải làm để đưa hệ thống ngân hàng phát triển lành mạnh, an toàn.

    热门排行

    友情链接