发布时间:2025-01-27 08:50:31 来源:88Point 作者:La liga
Đã tiệm cận dần thông lệ quốc tế
Đó là ý kiến của ông Nguyễn Kim Anh,ừngbướchìnhthànhhệthốngtàichínhhiệnđạkết quả bóng đá đức bundesliga Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tại Hội thảo quốc tế: Phát triển bền vững thị trường tài chính trong bối cảnh hội nhập quốc tế do Học viện Ngân hàng tổ chức vào ngày 28-10 tại Hà Nội.
Theo đó, trong 30 năm đổi mới, thị trường tài chính Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, thu được nhiều thành tựu. Theo ông Nguyễn Kim Anh, có 3 thành tựu chính nổi bật nhất.
Thứ nhất là,cấu trúc thị trường tài chính Việt Nam ngày càng hoàn chính hơn bao gồm khu vực ngân hàng, thị trường vốn và thị trường bảo hiểm.
Thứ hailà,thể chế cho hoạt động của thị trường tài chính ngày càng hoàn thiện, tiệm cận thông lệ quốc tế. Bên cạnh đó, các cơ chế, chuẩn mực về giám sát và bộ máy giám sát của Nhà nước với các định chế tài chính đã bước đầu cập nhật các chuẩn mực quốc tế.
Thứ ba là,thị trường tài chính ngày càng hội nhập quốc tế khi Chính phủ thực thi nhiều cải cách khuyến khích khu vực tư nhân và nước ngoài cùng tham gia vào hệ thống tài chính nhằm tạo lập sự đa dạng về mô hình, quy mô kinh doanh, về cấu trúc sở hữu các định chế tham gia thị trường.
Cũng nhận xét về những thành tựu của thị trường tài chính Việt Nam, ông Jonathan Dunn, Đại diện thường trú Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng, hệ thống tài chính trong đó có hệ thống ngân hàng đã giải quyết được nhiều vấn đề tồn tại lâu năm. Tiêu biểu như xác định được ngân hàng yếu kém để có biện pháp xử lý; xác định được thách thức về nợ xấu để đưa ra chỉ thị giải quyết; cải thiện thanh khoản; cải thiện sở hữu chéo và cho vay “sân sau”… cùng khuôn khổ pháp lý ngày càng được hoàn thiện.
Nói riêng về thị trường chứng khoán, TS.Vũ Bằng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho rằng, trong giai đoạn 2011 đến nay, các chính sách về chứng khoán đã được cải thiện theo chiều sâu, thị trường chứng khoán đã trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn chủ đạo, giúp hình thành hệ thống tài chính hiện đại.
Còn quan ngại
Mặc dù đánh giá cao những thành tựu của hệ thống tài chính Việt Nam, nhưng đại diện đến từ IMF vẫn đưa ra một vài quan ngại mà Việt Nam cần chú ý và giải quyết trong thời gian tới.
Một trong số đó là tình trạng tăng trưởng tín dụng “nóng” của hệ thống tổ chức tín dụng. Theo ông Jonathan Dunn, Việt Nam đang có tỷ lệ tăng trưởng tín dụng tương đối cao so với các quốc gia khác do hệ thống tài chính phụ thuộc nhiều vào ngành ngân hàng, trong khi lợi nhuận ngân hàng còn thấp. Nên IMF coi đây là tín hiệu “đèn vàng” mà Việt Nam cần chú ý.
Cũng chỉ ra những hạn chế của hệ thống ngân hàng, chuyên gia tài chính – ngân hàng, TS. Cấn Văn Lực nhìn nhận, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của các ngân hàng không cao. Các ngân hàng Việt Nam đang áp dụng theo tiêu chuẩn Basel I nên CAR là 11%, nhưng nếu lên Basel II theo lộ trình mà NHNN đang đề ra thì CAR giảm xuống còn 7,8-8%, vừa không đạt mức tối thiểu 9% theo quy định của NHNN, vừa gây rủi ro bởi các ngân hàng hiện có vốn mỏng, tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA) chỉ đạt mức 0,6%.
Do đó, nếu tăng trưởng tín dụng quá nhanh mà không có sự kiểm soát tốt sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro cho hệ thống tổ chức tín dụng, TS. Cấn Văn Lực nhận định.
Trong bài phát biểu của mình, Phó Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Kim Anh cũng chỉ ra nhiều hạn chế và bất cập của thị trường tài chính.
Trước hết là sự bất hợp lý, mất cân đối về cấu trúc thị trường với khu vực ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn và chịu nhiều áp lực lớn (tỷ lệ dư nợ tín dụng/GDP là 112%) trong khi thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm chiếm tỷ trọng nhỏ. Việt Nam cũng chưa có thị trường trái phiếu doanh nghiệp và thị trường chứng khoán phái sinh theo đúng nghĩa. Những điều này có nguy cơ gây bất ổn cho hệ thống ngân hàng cũng như nền kinh tế.
Ngoài ra, ông Nguyễn Kim Anh cũng chỉ ra một vài bất cập khác như: Tính ổn định và hiệu quả của thị trường chưa cao, tính bền vững chưa thực sự vững, tính an toàn còn bị thách thức bởi mạng lưới giám sát phân tán, giám sát an toàn vĩ mô và vi mô đang còn khuyết thiếu chưa thể kết nối liên thông nhằm giám sát ngăn ngừa có hiệu quả rủi ro hệ thống…
Chính từ những bất cập này, các chuyên gia tại hội thảo đều nhận định cần có nhiều biện pháp giải quyết hơn nữa, một trong những giải pháp quan trọng nhất là tháo gỡ về cơ chế, cải thiện hệ thống pháp luật. Điều này cần sự vào cuộc quyết liệt của Nhà nước, Chính phủ và các cơ quan, tổ chức có liên quan để từng bước tiến tới hệ thống tài chính hiện đại, hội nhập với thế giới.
相关文章
随便看看