Đa dạng hóa sản phẩm
Cuối tháng 11 vừa qua, Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Nông sản thực phẩm Trí Việt chính thức cho mắt các sản phẩm mang thương hiệu TRIVIE, được chế biến từ trái cây tươi của Việt Nam như: Chanh, quất, chanh dây, xoài, sầu riêng, bơ… Sau chế biến, các sản phẩm TRIVIE ở dưới 3 dạng gồm: Bột trái cây, trái cây sấy, nước cốt trái cây và giữ nguyên được hương vị của trái cây tươi.
Mới ra mắt, song các sản phẩm của TRIVIE đã được không ít DN trong và ngoài nước quan tâm sử dụng làm nguyên liệu chế biến các sản phẩm. Bên cạnh đó, TRIVIE cũng thu hút sự quan tâm của những đối tác nước ngoài đến từ Thái Lan, Campuchia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singarpore, Ấn Độ, Ukraine, Bỉ, Nga, Mỹ, Pháp, Canada… Ví dụ điển hình, chỉ riêng mặt hàng bột trái cây, hiện Công ty đã có đơn đặt hàng của Hàn Quốc với số lượng 1 tấn/tháng. Cùng với đó, 5 nhà máy khác (trong đó có 3 nhà máy của nước ngoài) cũng đã đặt hàng sản phẩm của Công ty.
Về “nguồn cơn” cho ra đời các dòng sản phẩm nêu trên, ông Nguyễn Hữu Trí, Giám đốc Công ty Trí Việt cho biết: “Sản lượng trái cây tại khu vực ĐBSCL và Tây Nguyên qua các năm đều tăng, nhưng đầu ra sản phẩm vô cùng khó khăn. Nghịch lý ở chỗ nhu cầu của thị trường về trái cây tươi và trái cây chế biến vẫn rất cao. Các nhà NK nước ngoài sẵn sàng nhập các sản phẩm rau, củ, quả Việt Nam nếu đáp ứng các tiêu chí về an toàn thực phẩm. Từ thực tế đó, tôi đã quyết định nâng cao giá trị của nông sản Việt Nam thông qua chế biến, theo các tiêu chuẩn khắt khe của các thị trường khó tính, nhưng giữ nguyên được hương vị của trái cây Việt Nam. Đơn cử với mặt hàng thanh long, để chế biến được 1 tấn bột thanh long, phải cần đến hàng nghìn tấn thanh long tươi. Như vậy, sức tiêu thụ sản phẩm cho nông dân tăng gấp hàng trăm, thậm chí hàng nghìn lần", ông Trí nhấn mạnh.
Đánh giá về cách làm của DN này, TS. Lê Xuân Hảo, Viện Cơ điện Nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch (Bộ NN&PTNT) cho rằng: “Nông sản an toàn thì không thiếu thị trường, có điều DN có biết cách làm hay không thôi. Cách làm của Trí Việt là bước khởi đầu rất thành công nhằm nâng giá trị cho nông sản Việt. Đây cũng là xu hướng tất yếu đặt ra cho cả ngành nông nghiệp của Việt Nam. Nếu có thể chuyển hướng cơ cấu theo hướng nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, hiện đại, có tỷ suất hàng hóa cao gắn với nhu cầu thị trường khu vực và thế giới thì nông nghiệp Việt Nam không có lý gì không thể cạnh tranh trong xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng hiện nay”.
Tận dụng cơ hội xuất khẩu gián tiếp
Trên thực tế không phải DN nông nghiệp nào cũng có thể đủ tiềm lực để cho ra đời các dòng sản phẩm mới và XK trực tiếp cho các đối tác nước ngoài. Trong trường hợp này, cách mà một số DN hướng đến chính là XK thông qua các nhà phân phối lớn hoặc XK vào hệ thống phân phối của các nhà bán lẻ toàn cầu. Hiện nay, tại Việt Nam có khá nhiều nhà bán lẻ toàn cầu như Central Group, Lotte, Aeon, Big C... Ngoài kinh doanh tại thị trường Việt Nam, các hệ thống siêu thị này cũng khai thác thêm hàng hóa của Việt Nam để phục vụ XK. Như trường hợp của Aeon Việt Nam, hiện đơn vị này đang hợp tác với hơn 1.600 DN cung cấp tại Việt Nam. Chỉ tính riêng năm 2016, hệ thống Aeon đã NK tổng trị giá khoảng 200 triệu USD hàng hóa Việt Nam để XK…
Liên quan tới câu chuyện này, ông Phạm Trọng Nghĩa, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Phạm Nghĩa T&N (Cần Thơ) cho hay: Thời gian qua, DN đã khá tích cực tham gia các hội chợ đặc sản vùng miền. Đáng chú ý là, trong đợt tham gia hội chợ gần nhất diễn ra tại Hà Nội, DN đã chủ động hơn trong đăng ký gian hàng, chuẩn bị kỹ càng về hàng hóa, bao bì cũng như cách thức giới thiệu hàng hóa đến người tiêu dùng. Mục đích lớn mà DN hướng đến chính là muốn tìm được những nhà phân phối lớn, thông qua đó đưa đặc sản của Cần Thơ đến với thị trường nước ngoài.
Theo các chuyên gia, dù thông qua hình thức trực tiếp hay gián tiếp, muốn XK bền vững các sản phẩm nông, đặc sản của Việt Nam tới thị trường nước ngoài, điều quan trọng chính là các DN phải đầu tư bài bản, chuyên nghiệp hơn, trước hết phải đảm bảo chất lượng cũng như nguồn cung hàng hóa ổn định. Bởi nếu chỉ sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, các DN sẽ khó đáp ứng đơn hàng lớn, từ đó khiến đối tác nước ngoài kém mặn mà. Bên cạnh đó, các DN cũng cần chú trọng đầu tư nhiều hơn cho khâu bao bì, mẫu mã sản phẩm và dịch vụ bán hàng. Đứng từ góc độ DN, nhiều DN kiến nghị thời gian tới, cơ quan quản lý nhà nước đẩy mạnh hơn nữa công tác kết nối giao thương, hỗ trợ để các DN ngày càng có cơ hội tiếp cận với các đối tác, tạo đà tốt thúc đẩy XK sản phẩm nông, đặc sản vùng miền của Việt Nam.
顶: 215踩: 6766
【juarez – atlas】Sáng tạo đưa nông sản đi xa
人参与 | 时间:2025-01-10 23:32:57
相关文章
- Hãng công nghệ Nga ra mắt smartphone chống nghe trộm
- Bé trai cắt mít bị đứt lìa 3 ngón tay, phải mổ 2 lần
- Mỗi ngày uống 1 lít rượu, người đàn ông 38 tuổi bị ho ra máu
- Cụ ông mắc ung thư dương vật hiếm gặp
- "Đinh Rú
- CEO BonBoZ Clinic: "Phụ nữ nên tự tin đẹp theo cách mình thích"
- Nốt đen trên da cảnh báo ung thư gì?
- Vợ diễn viên Đỗ Duy Nam hé lộ "lý do" vì sao chồng không có mặt lúc sinh con?
- Galaxy Tab S2 siêu mỏng nhẹ ra mắt ấn tượng tại Việt Nam
- Tại sao “cậu nhỏ” thay đổi màu sắc?
评论专区