【strasbourg đấu với marseille】Giúp người khiếm thị vươn lên

Để người mù không mặc cảm trước số phận,ườikhiếmthịvươstrasbourg đấu với marseille hội người mù các cấp đã chủ động có những việc làm thiết thực, tiếp thêm động lực giúp người mù vươn lên bằng chính sức lao động, hòa nhập tốt với cộng đồng.

Dùng đôi tay thay ánh mắt, những sợi dây được các học viên người mù tỉ mỉ đan theo khung để tạo nên các sản phẩm chất lượng không thua người sáng mắt...

Học nghề học được cả sự tự tin

Đến lớp dạy nghề dành cho người mù được mở trên địa bàn thị xã Long Mỹ, mới cảm nhận hết sự phấn khởi của từng học viên khi được tham gia học nghề. Có lẽ, niềm vui lớn nhất của các học viên nơi đây không chỉ là có nghề, mà sản phẩm làm ra được đảm bảo đầu ra. Anh Nguyễn Văn Bon, ở phường Vĩnh Tường, thị xã Long Mỹ, bộc bạch: “Trước đây, tôi cũng có tham gia một lớp học nghề đan dây nhựa làm giỏ xách, tuy nhiên sản phẩm làm xong không có đầu ra. Vì vậy, tôi chủ yếu làm bán cho một số người dân xung quanh thôi, chỉ được một thời gian rồi không làm nữa. Lần này khi nghe địa phương có mở lớp dạy nghề đan ghế nhựa và đan lục bình, tôi cũng suy nghĩ kỹ lắm mới theo học. Do học nghề xong, mà sản phẩm làm ra không tiêu thụ được thì uổng lắm. Sau hơn một tháng học nghề, hiện tôi đã đan được ghế và sản phẩm bằng lục bình”.

Trung bình mỗi ngày anh Bon có thể đan được một cái ghế bằng dây nhựa hoặc một bộ sản phẩm bằng lục bình. Nhờ đó, anh hiện có mức thu nhập từ 25.000-60.000 đồng/ngày. Tốt nghiệp sư phạm nhưng do không may bị bệnh về mắt, anh Bon phải sống trong bóng tối. Từng mặc cảm trước số phận vì trở thành gánh nặng cho gia đình tuy nhiên, được gia đình động viên, các cấp hội quan tâm hỗ trợ, ngoài được giới thiệu học nghề, anh còn tham gia các câu lạc bộ sinh hoạt dành cho người mù.

Còn đối với bà Lê Thị Đen, 51 tuổi, ở xã Long Trị, thị xã Long Mỹ, khoảng 2 năm nay khi đôi mắt bắt đầu không còn nhìn thấy ánh sáng, bà luôn sống trong chuỗi ngày buồn bã và lo lắng, hạn chế tiếp xúc mọi người. Rồi khi biết được địa phương có mở lớp dạy đan ghế và đan đát, bà Đen cũng xin tham gia học nghề để có thể chia sẻ một phần khó khăn với chồng con. Bà Đen tâm sự: “Tưởng bị mù cuộc đời mình sẽ là một chuỗi dài tăm tối, chứ chẳng còn hy vọng gì nữa. Khi biết được có lớp dạy nghề dành cho người mù, tôi mừng lắm. Vì nếu người mù có nghề sẽ không thấy mặc cảm, khi tự mình có thể kiếm được thu nhập phụ giúp gia đình”. Sau khi thành thạo nghề, bà Đen đã nhận nguyên liệu về để gia công sản phẩm tại nhà. Các sản phẩm được bà Đen làm ra, sẽ được hợp tác xã Kim Ngân thu mua, với mức giá 60.000 đồng/cái ghế và 25.000 đồng/bộ sản phẩm bằng lục bình.

Phối hợp đem “ánh sáng” cho người mù

Nhìn bàn tay lần mò tìm từng sợi dây để đan ghế của ông Huỳnh Văn Đủ, 57 tuổi, ở xã Long Phú, thị xã Long Mỹ, mới cảm nhận hết đối với người mù để học được nghề và làm ra sản phẩm là một điều không hề dễ dàng. Ông Đủ chia sẻ: “Từ khi sinh ra, tôi chưa một ngày được nhìn thấy ánh sáng, nên bản thân luôn cố gắng từng ngày để không là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Trước đây, khi chưa chia tách tỉnh, tôi cũng được đưa đi học lớp đan lục bình ở thành phố Cần Thơ dành cho người mù. Sau đó, tôi làm được sản phẩm nhưng không có đầu ra, nên tôi đã nghỉ làm chuyển sang lể ốc mướn, nuôi gà vịt… Lần này, khi biết được Hội Người mù thị xã có mở lớp dạy nghề và bao tiêu đầu ra cho học viên, thấy chắc có hy vọng tôi cũng đăng ký học nghề”.

Xác định tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề, nên hàng năm Hội Người mù tỉnh chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp với các cơ quan, ban, ngành liên quan để mở các lớp dạy nghề phù hợp với sức khỏe, khả năng của người mù. Ông Bùi Văn Đông, Chủ tịch Hội Người mù tỉnh, cho biết: “Đầu năm, chúng tôi chỉ đạo các cấp hội, khảo sát tình hình hội viên, nhu cầu học nghề để phối hợp cùng các đơn vị có liên quan mở lớp dạy nghề. Để mở lớp nghề, chúng tôi cũng yêu cầu phải xác định đầu ra cho sản phẩm trước khi mở lớp, để người học yên tâm theo nghề. Năm nay, lớp dạy nghề của Hội Người mù thị xã Long Mỹ phối hợp mở thấy rất khả thi, vì đảm bảo được đầu ra cho người học. Tính đến nay, 100% học viên đều học nghề và đan thành thạo sản phẩm, hiện một số học viên đã chủ động nhận về nhà làm. Các sản phẩm của người mù tại đây đều được Hợp tác xã Kim Ngân bao tiêu đầu ra”.

Do đây là sản phẩm của người mù, nên khi thu mua được giá cao hơn so với người bình thường chút ít nên học viên đều rất phấn khởi. Tới đây, Hội Người mù tỉnh sẽ tiếp tục phối hợp mở thêm được các lớp dạy nghề có đảm bảo đầu ra ổn định, để giúp cho người mù nghèo, người mù có hoàn cảnh khó khăn ổn định cuộc sống bằng chính sức lao động của mình...

Tính đến nay, hội người mù các cấp đã mở được 3 lớp dạy nghề dành cho người mù, với các nghề như đan dây nhựa, đan đát và đan ghế. Trung bình một lớp dạy nghề cho đối tượng là người mù, người khuyết tật sẽ có khoảng 10 học viên theo học. Trên địa bàn tỉnh có 1.650 người mù, với 1.169 người mù đang là hội viên ở các cấp hội, trong đó có 156 người thuộc hộ nghèo và 73 người thuộc hộ cận nghèo.

 

Bài, ảnh: MỸ XUYÊN

World Cup
上一篇:Bình Định từng bước thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị
下一篇:Chủ tịch Quốc hội thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Yên Bái