【anh vs north macedonia】Nữ phóng viên tống tiền 700 triệu thừa nhận sai lầm
作者:Ngoại Hạng Anh 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 09:56:05 评论数:
TAND quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ) hôm nay mở lại phiên xét xử vụ Phạm Lê Hoàng Uyển (42 tuổi,ữphóngviêntốngtiềntriệuthừanhậnsailầanh vs north macedonia ngụ TP.HCM) và Võ Hoàng Hà (40 tuổi, ngụ TP Cần Thơ) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Trước khi bị công an bắt giam, Phạm Lê Hoàng Uyển là Trưởng văn phòng đại diện phía Nam của Tạp chí Hướng nghiệp và Hòa nhập.
Bị cáo Uyển và Hà tại tòa |
Không có bị hại?
Tại tòa hôm nay, ông Võ Thanh Long - Tổng GĐ công ty cổ phần bất động sản Cao Thắng và công ty cổ phần Quốc tế Ước mơ Việt, người được xác định tư cách tố tụng có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tiếp tục vắng mặt. Đồng thời, hai người làm chứng là bà Đinh Thị Bích Ngọc và Nguyễn Nhựt Dương cũng vắng mặt.
Luật sư bào chữa cho các bị cáo cho rằng tòa đã triệu tập các đương sự hợp lệ nhưng họ tiếp tục vắng mặt nên yêu cầu dẫn giải.
Các luật sư cũng cho rằng, ông Long đáng lý phải được xác định là bị hại trong vụ án chứ không phải là người có quyền, nghĩa vụ liên quan. Nếu tòa xác định ông Long không phải là bị hại thì phải bổ sung công ty của ông này là bị hại.
“Xử 1 vụ án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà không có bị hại thì rất “khó”, luật sư bào chữa cho các bị cáo trình bày. Tòa giải thích, bà Ngọc và ông Long vắng mặt nhưng có đơn yêu cầu xét xử vắng mặt, còn Dương thì không còn cư trú ở địa phương.
Trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra đã lấy lời khai những người này, xét sự vắng mặt họ không làm ảnh hưởng đến vụ án nên tòa quyết định tiếp xét xử…
"Đây việc là sai lầm lớn nhất và phải trả quá đắt"
Tại tòa, Phạm Lê Hoàng Uyển chắp hai tay phía sau trình bày khá rành mạch diễn biến vụ án. Uyển khai quen biết với ông Long từ năm 2016, khi còn làm việc ở 1 cơ quan báo chí khác.
Còn đối với bà Nguyễn Lê Yến Thy, Trưởng Ban Kinh tế, Cơ quan đại diện phía Nam - Báo Người Tiêu dùng là bạn học chung thời đại học, cũng như có mối quan hệ đồng nghiệp trong giới báo chí.
Bị cáo Uyển thừa nhận sai lầm lớn nhất cuộc đời nên phải trả giá đắt |
Uyển nói, ông Long là người chủ động liên hệ với bị cáo để tìm người gỡ 3 bài trên báo Phụ nữ TP.HCM. Sau đó, Uyển nhờ Yến Thy giúp và ông Long cũng biết việc này.
“Tôi hỏi Yến Thy có gỡ được hay không thì cô ấy khẳng định sẽ gỡ được”, Uyển trình bày.
Tòa hỏi gỡ bài như thế nào? Uyển trả lời: “Tôi chỉ cần biết kết quả thôi, còn việc gỡ như thế nào thì tôi không rõ. Tôi nghe Yến Thy nói sẽ nhờ người có sức ảnh hưởng để gỡ bài. Do tin Yến Thy làm được nên tôi đã nói lại với Long", Uyển khai.
Bị cáo Uyển cũng khai Yến Thy ra giá gỡ 3 bài là 600 triệu đồng và cô ấy không nhận tiền hoa hồng. Nếu muốn có tiền hoa hồng thì báo với ông Long giá 700 triệu đồng.
“Bị cáo nghĩ ông Long sẽ chuyển tiền cho Yến Thy, sau đó Thy sẽ đưa cho bị cáo 100 triệu đồng", bị cáo Uyển nói. Đồng thời, theo bị cáo này, việc hợp thức hóa hành động nhận tiền bằng cách ông Long sẽ ký hợp đồng truyền thông với công ty của Yến Thy và phải chịu tiền thuế.
Tuy nhiên, ông Long không đồng ý, lúc này bị cáo Uyển gợi ý sẽ chuyển tiền vào tài khoản công ty của Hà thì không cần chịu thuế. Thy yêu cầu đưa trước 350 triệu đồng và được Long đồng ý.
Đến ngày hẹn, ông Long lại nói chỉ lo được 250 triệu đồng và kêu Uyển đến Cần Thơ nhận tiền.
Uyển khai đã thỏa thuận là ông Long sẽ đưa cho bị cáo 30 triệu đồng để lo chi phí đi lại. Khi Uyển và Hà đến Cần Thơ gặp ông Long nhận tiền thì bị bắt.
Khi nghe HĐXX hỏi đã từng thực hiện việc gỡ bài báo để nhận tiền như thế này hay chưa, bị cáo Uyển trả lời: “Tôi chưa từng làm. Đối với chúng tôi thì lòng tin, uy tín rất quan trọng. Uy tín của chúng tôi quan trọng hơn số tiền này”.
Uyển nói thêm: “Trong vụ án này tôi hoàn toàn bị động. Trong suốt 18 năm làm báo, tôi chưa từng dùng ngòi bút của mình làm điều gì sai trái hay làm hại người khác. Lúc đầu, ông Long nhờ gỡ bài thì tôi không muốn giúp. Tuy nhiên, do ông ấy nhiều lần điện thoại hối thúc, cũng như có mối quan hệ bạn bè nên tôi giúp đỡ ông ấy. Đây việc là sai lầm lớn nhất của mình và phải trả quá đắt".
Diễn biến vụ án
Theo cáo trạng, ngày 31/7/2017-2/8/2017, báo Phụ nữ TP.HCM đăng liên tiếp 2 bài viết với các tiêu đề: “Lần theo đường dây huy động 600 tỷ đồng cho dự án “ma”; “Ve sầu thoát xác” có nội dung phản ánh hai công ty của ông Long hoạt động kinh doanh, huy động vốn không minh bạch, có dấu hiệu lừa đảo.
Sau khi báo đăng, ông Long gọi điện thoại cho Uyển nhờ tìm hiểu xem phóng viên nào đăng bài viết nói trên. Ông Long cũng hỏi Uyển có cách nào gỡ bài được không. Mặc dù chưa liên hệ với ai và không biết có gỡ bài được không nhưng Uyển vẫn trả lời muốn gỡ hai bài viết nói trên thì ông Long phải lo 200 triệu đồng. Nghe vậy nhưng ông Long chưa đồng ý.
Đến ngày 4/8/2017, Báo Phụ nữ TP.HCM tiếp tục đăng bài thứ 3 phản ánh công ty của ông Long với tựa đề “Vẽ khu du lịch 1.000 tỷ bằng miệng”.
Lúc này, ông Long tiếp tục gọi điện thoại nhờ Uyển lo gỡ 3 bài viết nói trên. Nghe vậy, Uyển gọi điện thoại cho Yến Thy tìm cách giúp ông Long gỡ 3 bài báo nói trên xuống.
Qua nói chuyện với Uyển, Thy báo giá muốn gỡ 3 bài báo là 600 triệu đồng. Sau đó, Uyển báo lại cho ông Long biết giá gỡ 3 bài báo là 700 triệu đồng (chênh lệch 100 triệu đồng).
Ngoài ra, Uyển còn kê thêm tiền chi phí đi lại cho việc lo gỡ bài là 30 triệu đồng. Tổng cộng giá gỡ bài là 730 triệu đồng. Uyển yêu cầu ông Long đưa trước 350 triệu đồng. Số còn lại sau khi gỡ bài xong, ông Long sẽ thanh toán đủ.
Để hợp thức hoá số tiền nói trên, Uyển yêu cầu ông Long phải ký hợp đồng với công ty truyền thông. “Ban đầu, Long không đồng ý vì số tiền quá nhiều nhưng sau đó sợ bị báo Phụ nữ TP.HCM tiếp tục đăng bài sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của công ty nên ông Long đồng ý. Tuy nhiên, Long không đồng ý ký hợp đồng với công ty truyền thông và không chịu phần tiền thuế VAT khi xuất hoá đơn”, cáo trạng nêu.
Thời điểm này, Uyển nhắn tin, gọi điện thoại cho Hà để kể nội dung thỏa thuận với ông Long và nhờ Hà tìm cách hợp thức hóa việc nhận tiền. Nghe vậy, Hà đề nghị Uyển nói ông Long ký hợp đồng mua bán cây cảnh hoặc hợp đồng phun thuốc với công ty của Hà thì không cần xuất hoá đơn. Uyển đồng ý và kêu Hà soạn sẵn hợp đồng mua bán cây cảnh.
Ngày 6/8/2017, ông Long hẹn Uyển xuống TP Cần Thơ nhận trước số tiền 280 triệu đồng. Trong số đó, 250 triệu đồng là tiền nhận để thực hiện việc gỡ bài, 30 triệu đồng là tiền chi phí đi lại. Số tiền của lại ông Long sẽ giao đủ khi báo Phụ nữ TP.HCM gỡ các bài báo. Uyển và Hà đến gặp ông Long để nhận tiền tại quán cà phê Hoa Cau (quận Ninh Kiều). Tại điểm hẹn, ông Long yêu cầu Uyển ký vào biên nhận số tiền là 280 triệu đồng có nội dung “nhận để lo gỡ 3 bài báo”.
Uyển và Hà không đồng ý mà yêu cầu ông Long hợp thức hóa việc nhận tiền này bằng hợp đồng mua bán cây cảnh nhưng ông Long không đồng ý. Cuối cùng, Long đồng ý giao tiền cho Uyển mà không cần ký vào văn bản nào. Uyển yêu cầu Long ra ô tô của Hà để giao tiền. Khi Uyển nhận tiền từ ông Long thì bị công an bắt quả tang.
Uyển khai nhận bản thân không có khả năng gỡ các bài báo những vẫn nhận lời ông Long và sau đó nhờ Thy giúp gỡ bài. Tuy nhiên, Uyển cũng không biết Thy có khả năng gỡ các bài báo nói trên hay không.
Hà biết rõ việc Uyển nhận tiền của ông Long để gỡ bài báo là vi phạm pháp luật nhưng đã đồng ý giúp sức tích cực trong việc đưa nữ phóng viên đi gặp Long để nhận tiền và chuẩn bị sẵn các điều kiện thuận lợi như soạn thảo hợp đồng hợp thức hóa việc nhận tiền.
Làm việc với cơ quan Công an, ông Long khai do Uyển thúc ép và ra giá gỡ các bài báo nói trên nên ông chủ động báo công an.
Yến Thy đã xuất cảnh sang Mỹ vào ngày 8/8/2017 (2 ngày sau khi Uyển bị công an bắt quả tang – PV). Theo kế hoạch, ngày 10/9/2017, người phụ nữ sẽ trở về Việt Nam nhưng đến nay người này vẫn chưa về nước nên công an chưa làm việc được.
Ngày 18/10/2017, báo Người Tiêu Dùng có văn bản gửi cơ quan Công an về việc Thy xin nghỉ việc riêng và không hưởng lương theo quy định.
Tình tiết bất ngờ vụ nữ phóng viên tống tiền 700 triệu đồng
Phiên tòa xét xử nữ phóng viên nhận 280 triệu đồng của doanh nghiệp ở Cần Thơ xuất hiện tình tiết bất ngờ.