【nhận định kèo mu hôm nay】Ô nhiễm không khí nghiêm trọng tại Ấn Độ

时间:2025-01-12 06:05:09来源:88Point 作者:Nhận Định Bóng Đá

Chất lượng không khí ở Ấn Độ vẫn ở mức nghiêm trọng trong nhiều ngày qua khi chỉ số AQI vượt mốc 450 ở Delhi,ễmkhngkhnghimtrọngtạiẤnĐộnhận định kèo mu hôm nay 542 ở Noida, 448 tại Gurugram.

Trong nhiều ngày qua, chất lượng không khí ở Ấn Độ vẫn ở mức nghiêm trọng. Ảnh: AP

“Đến hẹn lại lên”, vào thời điểm này hàng năm, nhiều thành phố tại Ấn Độ lại rơi vào tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng do tình trạng đốt rơm rạ.

Mỗi sáng thức dậy, người dân tại thủ đô New Delhi của Ấn Độ lại nhìn thấy quang cảnh xung quanh mình bị bao phủ trong một làn khói mù dày đặc. Nhiều người dân đã phải nhập viện vì sương khói độc tiếp tục bao vây. Các bác sĩ cho biết, các hạt bụi cực nhỏ có thể đi sâu vào phổi, làm tăng nguy cơ đau tim và gây đột quỵ.

Theo dữ liệu của Ủy ban Kiểm soát Ô nhiễm Trung ương Ấn Độ, chỉ số chất lượng không khí (AQI) là 431 ở Anand Vihar, Bawana 457, Mathura Road 407, Dwarka 411, Jahangirpuri 465, Punjabi Bagh 423 và 410 tại Puram trên thang chia độ 500.

Mức độ ô nhiễm không khí tại khu vực Delhi không có dấu hiệu cải thiện khi chỉ số AQI tiếp tục duy trì ở mức “nghiêm trọng” ngay cả vào ngày cuối tuần 8-11. Mức AQI tổng thể ở vùng Delhi được ghi nhận là 456 vào sáng 8-11.

Trong khi đó, chỉ số AQI ở Noida và Gurugram cao tới 542 và 448. Ở những nơi khác như khu vực gần sân bay quốc tế Indira Gandhi (nhà ga số 3), chất lượng không khí được ghi nhận là rất kém.

Cơ quan Nghiên cứu và dự báo thời tiết Ấn Độ khuyến cáo, người dân cần dừng hoạt động nếu gặp cơn ho bất thường, tức ngực, thở khò khè, khó thở hoặc mệt mỏi. Hệ thống giám sát ô nhiễm cho biết, khẩu trang N-95 hoặc P-100 chỉ có thể hữu ích nếu đi ra ngoài. Việc sử dụng khẩu trang chống bụi để chống lại ô nhiễm không khí là không có tác dụng.

Tình trạng ô nhiễm không khí ở New Delhi thường trầm trọng hơn trong tháng 10 và 11 do khói từ việc nông dân đốt rơm rạ ở những bang xung quanh, khói bụi từ các phương tiện giao thông và nhiều ngày không có gió. Nếu chất lượng không khí trong khu vực ở mức độ nghiêm trọng kéo dài 2 ngày, nhà chức trách có thể áp dụng các biện pháp như cấm các phương tiện từ bên ngoài đi vào thành phố, tạm dừng các công trình xây dựng và giảm một nửa số ô tô cá nhân lưu thông trên đường phố. Hiện chính quyền New Delhi đã lắp đặt các thiết bị phun nước vào không khí để chống sương mù và khói tại nhiều địa điểm.

Trước đó ngày 6-11, Chính quyền thủ đô New Delhi, Ấn Độ đã ra lệnh cấm hoàn toàn việc bán và đốt pháo hoa trong dịp diễn ra lễ hội ánh sáng Diwali của người Hindu.

Lệnh cấm bắt đầu có hiệu lực từ ngày 6 đến 30-11 nhằm kiểm soát tình trạng ô nhiễm không khí ở thành phố hơn 20 triệu dân.

Hàng năm, cứ sau dịp lễ hội này, các bệnh viện trong thành phố đã gia tăng các cas bệnh về hô hấp, hen suyễn và nhiều người cảm thấy khó thở do pháo đốt trong lễ hội.

Cũng từ tuần trước, chính quyền thủ đô New Delhi đã phát động chiến dịch chống ô nhiễm như kiểm soát khí thải từ các phương tiện giao thông và tại 11 nhà máy nhiệt điện, hơn 1.900 lò gạch sử dụng công nghệ lạc hậu ở địa phương.

Chính phủ Ấn Độ đã từng ban hành biện pháp ưu đãi cấp 100.000 Rupee (hơn 30 triệu đồng) cho nông dân để mua máy móc xử lý rơm rạ, ngăn tình trạng đốt đồng chuẩn bị cho vụ mùa mới. Dự kiến, biện pháp kiểm soát tình trạng đốt rơm rạ sẽ được tăng cường trong những ngày tới đây.

Theo báo cáo Tình trạng Không khí toàn cầu năm 2020, hơn 116.000 trẻ sơ sinh ở Ấn Độ đã tử vong do ô nhiễm không khí ngay trong tháng đầu tiên chào đời, trong khi con số này ở các nước phía Nam sa mạc Sahara châu Phi là 236.000.

Các chuyên gia tại Viện Nghiên cứu các tác động đối với sức khỏe (HEI) có trụ sở ở Mỹ và Viện Nghiên cứu sức khỏe và đánh giá tác động dịch bệnh toàn cầu cho biết các số liệu trên được đưa ra dựa vào các bằng chứng ngày càng gia tăng về mối liên hệ giữa việc tiếp xúc với khói bụi của phụ nữ trong quá trình mang thai và nguy cơ gia tăng tỷ lệ sinh non hoặc nhẹ cân. Sinh thiếu tháng hoặc nhẹ cân có liên quan đến các biến chứng nguy hiểm và là nguyên nhân chủ yếu làm gia tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ chưa đầy tháng ở cả Ấn Độ và vùng Nam sa mạc Sahara châu Phi.

Ở phạm vi rộng hơn, báo cáo cho biết ô nhiễm không khí đã cướp đi sinh mạng của 6,7 triệu người trên toàn cầu trong năm 2019. Ô nhiễm không khí đã trở thành nguyên nhân gây tử vong cao thứ tư trên thế giới, sau tăng huyết áp, sử dụng thuốc lá và chế độ ăn uống không lành mạnh.

 

NGUYỄN TẤN tổng hợp

相关内容
推荐内容