【kq u23 uc】Bưu điện tỉnh Hưng Yên nỗ lực chuyển đổi số

Bưu điện tỉnh cung cấp dịch vụ bưu chính công ích và kinh doanh với 3 lĩnh vực trụ cột: Bưu chính chuyển phát,ưuđiệntỉnhHưngYênnỗlựcchuyểnđổisốkq u23 uc tài chính bưu chính và phân phối truyền thông.

Hiện nay, Bưu điện tỉnh đang tích cực chuyển đổi mạnh mẽ, toàn diện trên tất các lĩnh vực theo đề án chiến lược chuyển đổi sốcủa Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam và chương trình, đề án chuyển đổi số của tỉnh. Các điểm phục vụ của bưu điện từ tuyến tỉnh đến tuyến xã đều được trang bị máy vi tính, thiết bị nhập và đọc mã số chứa thông tin, dữ liệu khách hàng trên bưu phẩm, bưu kiện.

Những khách hàng lớn, khách hàng thường xuyên được cấp mã số định danh tạo thuận lợi cho nhân viên giao dịch của bưu cục, bưu điện – văn hoá xã trong quá trình tiếp nhận và chuyển phát hàng hoá nhanh chóng, chính xác. Bưu điện tỉnh Hưng Yên chuyển đổi số để nâng cao chất lượng dịch vụ

 Ứng dụng công nghệ số để check thông tin bưu gửi phục vụ chuyển phát tại Bưu điện huyện Tiên Lữ

Góp phần phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số tại tỉnh, thời gian qua, Bưu điện tỉnh đẩy mạnh việc tiếp nhận, số hóa và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) qua dịch vụ bưu chính công ích, góp phần nâng cao tỉ lệ hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính mức độ 3, mức độ 4.

Đến nay, Bưu điện tỉnh đã thực hiện ký kết thoả thuận hợp tác với 27 ban, sở, ngành và 10 huyện, thị xã, thành phố về việc cung cấp dịch vụ chuyển phát hồ sơ TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích. Ngoài ra, Bưu điện tỉnh cung cấp dịch vụ số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp.

Trong 7 tháng năm 2023, Bưu điện tỉnh đã tiếp nhận, chuyển phát gần 86 nghìn hồ sơ TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích; thực hiện thu hộ, chi hộ các loại phí, lệ phí cho gần 6 nghìn hồ sơ TTHC… 

Thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử, phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” của Chính phủ, cán bộ, nhân viên trong hệ thống bưu điện của tỉnh đã cài đặt, kích hoạt tài khoản định danh điện tử (VneID).

Khi người dân đến các điểm phục vụ của bưu điện từ cấp tỉnh đến cấp xã đều được nhân viên bưu điện hướng dẫn, hỗ trợ tạo tài khoản trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, tài khoản VNeID và tài khoản thanh toán không dùng tiền mặt để thực hiện nộp hồ sơ giải quyết TTHC trực tuyến thuận lợi nhất.

Để thúc đẩy nâng cao chất lượng các dịch vụ trong thời đại công nghệ số, Bưu điện tỉnh triển khai các hệ thống phần mềm, ứng dụng công nghệ thông tin, tập trung vào các khâu chấp nhận – theo dõi – phát hàng; chăm sóc khách hàng; đối soát, thanh toán…

Dự án “Hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin Bưu chính Việt Nam” được triển khai trên hệ thống bưu điện toàn quốc, góp phần tối ưu hóa quy trình nghiệp vụ, nâng cao năng suất lao động, chất lượng dịch vụ, giúp khách hàng thuận tiện hơn khi sử dụng dịch vụ, tiết kiệm thời gian và tăng trải nghiệm tại quầy giao dịch.

Hệ thống công nghệ thông tin Bưu chính Việt Nam được kết nối và đồng bộ với các thiết bị thông minh, thiết bị cầm tay, tạo nên một hệ sinh thái hoàn chỉnh trong quy trình vận hành khép kín của vòng dịch vụ, rút ngắn quy trình triển khai, vận hành dịch vụ, mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng, đồng thời, tiết kiệm ấn phẩm nghiệp vụ, giảm tác vụ trong thực hiện các hành vi giao tiếp khách hàng.

Tính từ ngày 1/1 đến 1/8/2023, sản lượng chuyển của Bưu điện tỉnh đạt trên 6,4 triệu bưu phẩm, bưu kiện, trong đó, có trên 2,5 triệu bưu gửi gắn mã số với các thông tin được cập nhật, định vị phục vụ tra cứu trên hệ thống.

Bưu điện tỉnh hiện nay đang thực hiện dịch vụ chi trả lương hưu, bảo trợ xã hội, chi trả trợ cấp người có công với cách mạng với gần 136,8 nghìn lượt đối tượng/tháng và số tiền chi trả hằng tháng trên 316 tỷ đồng. Để nâng cao chất lượng dịch vụ, Bưu điện tỉnh quản lý qua hệ thống phần mềm chi trả tại điểm chi trả.

Mỗi người hưởng lương, trợ cấp hằng tháng được cấp thẻ tích hợp đầy đủ thông tin của người hưởng như: Họ, tên người hưởng, họ tên người lĩnh thay, giấy uỷ quyền cho người lĩnh thay, kỳ lĩnh, số tiền lĩnh… Khi đến kỳ lĩnh, tại điểm chi trả, nhân viên dùng thẻ quét qua thiết bị smart port, toàn bộ thông tin sẽ được hiển thị phục vụ việc chi trả nhanh chóng, chính xác. 

Đồng chí Đỗ Văn Tư, Giám đốc Bưu điện tỉnh cho biết: Chuyển đổi số là “chìa khóa” thành công chuyển đổi hoạt động sản xuất, kinh doanh trên nhiều phương diện, từ lãnh đạo đến người lao động. Để đồng bộ được hệ thống quản lý, hệ sinh thái các phần mềm, hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin từ tổng công ty, Bưu điện tỉnh đến các điểm phục vụ ở cơ sở, Bưu điện tỉnh quan tâm huy động nguồn lực đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất; rà soát, sắp xếp lại mô hình tổ chức sản xuất; cải tiến các công đoạn để bộ máy hoạt động luôn phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, từ đó, nâng cao chất lượng, hiệu quả các dịch vụ do đơn vị cung cấp. Bưu điện tỉnh xác định chuyển đổi số là giải pháp sống còn trong định hướng phát triển của đơn vị trong tương lai…

 TheoMai Nhung(Báo Hưng Yên)

Ngoại Hạng Anh
上一篇:Mưa lớn kéo dài gây sạt lở làm sập nhà ở Quảng Ninh
下一篇:Gần 50% doanh thu quảng cáo “chảy vào túi” các nền tảng xuyên biên giới