Tâm lý thận trọng của thị trường trước các dữ liệu kinh tế và các sự kiện quan trọng về chính trị đang tiếp tục giới hạn sự sụt giảm thêm của vàng.
Phản ứng trước nỗ lực của Mỹ-Trung trong việc làm giảm căng thẳng thương mại toàn cầu,ávàngđangnỗlựcvượtngưỡngUSDtrongbốicảnhtâmlýthịtrườngthậntrọlịch bóng đá trực tiếp giá vàng đã kiềm chế việc kéo dài sự phục hồi của ngày hôm trước để duy trì giao dịch ở mức 1.493 USD/oz trong phiên giao dịch tại thị trường châu Á vào hôm nay thứ Năm (12/9).
Việc Trung Quốc công bố danh sách hàng hóa Mỹ được miễn thuế, thái độ tích cực của Thủ tướng nước này đối với việc giải quyết tranh chấp thương mại Mỹ-Trung và ý định của Đài Loan mua 3,6 tỷ USD từ Mỹ cho thấy quốc gia châu Á này nghiêm túc đối với mở rộng cuộc chiến thương mại. Mặt khác, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đã dành thời gian thêm hai tuần để thảo luận trước khi tăng thuế 250 tỷ USD đối với giá trị hàng hóa Trung Quốc từ ngày 01-15 tháng Mười.
Biểu đồ giá vàng thế giới có xu hướng đi lên, song vẫn còn nhiều trở ngại khiến vàng khó vượt ngưỡng 1.500 USD
Mặc dù vậy, các nhà đầu tư vẫn thận trọng vì Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và dữ liệu lạm phát hàng đầu của Mỹ, Chỉ số giá tiêu dùng (CPO) có thể đổ thêm gáo nước lạnh vào những người lạc quan.
Điều thú vị là câu chuyện CPI của Mỹ có thể vẫn là thách thức chính đối với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ vì CPI cơ bản cho thấy sự so lệch giữa các chiều dữ liệu. Tuy nhiên, CPI Mỹ vẫn đồng thuận mà không thay đổi ở mức 1,8% trên định dạng hàng năm.
Về mặt kỹ thuật, giới phân tích cho rằng, vàng vẫn nặng trong khi dưới mức trung bình 21 ngày khi nó chạm mức thoái lui 23,6% Fibre (Fibo) của mức thấp trong tháng 7 lên mức cao gần đây cũng như giao dịch dưới mức 1.500 USD. Mức 1.478 USD xuất hiện khi mức biến động tăng cao vào ngày 13 tháng 8, bảo vệ mức cao nhất của ngày 19 tháng 7 ở mức 1.452,93. Tuy nhiên, ở góc Bulls có xu hướng lấy lại trên 1.550 USD, và triển vọng sau đó có thể chạm mức 1.590 USD và là khu vực mục tiêu Fibo 127,2%.
Tại thị trường trong nước, giá vàng đang có những biến động nhẹ khi các đơn vị kinh doanh có những điều chỉnh linh hoạt để theo kịp giá cả thị trường.
Cụ thể, tính đến 13 giờ chiều ngày 12/9, giá vàng SJC niêm yết tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) đang giao dịch ở mức 41,40 - 41,75 triệu đồng/lượng, tăng 100.000 đồng mỗi lượng ở chiều mua và bán so với chốt phiên ngày hôm qua.
Trong khi đó, giá vàng SJC niêm yết tại Công ty vàng bạc đá quý Doji cũng có điều chỉnh tăng, song mức tăng nhẹ bình quân 70.000 đồng mỗi lượng ở cả chiều mua và bán so với chốt phiên ngày hôm qua. Ghi nhận vào lúc 13 giờ, giá vàng SJC tại Doji niêm yết ở mức 41,47 - 41,80 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Giá vàng trong nước cũng có điều chỉnh tăng nhẹ
Riêng Nhẫn tròn trơn Vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu lại có mức điều chỉnh rất nhẹ. Hiện giá NTT Vàng Rồng Thăng Long đang duy trì ở mức 41,38 – 41,88 triệu đồng/lượng, tăng 20.000 đồng mỗi lượng ở chiều mua và bán so với chốt phiên ngày hôm trước.
Giá vàng trong nước tăng trong bối cảnh vàng thế giới đang nỗ lực hồi phục trở lại mức kháng cự quan trọng 1.500 USD/oz. Tuy nhiên, nhiều yếu tố về các dữ liệu kinh tế, các vấn đề địa chính trị thiếu đi sự lạc quan càng khiến vàng thiêu sức bật, dù vàng vẫn đang lình xình tăng/giảm gần ngưỡng 1.500 USD.
Những tác động đó của giá vàng thế giới đã khiến thị trường vàng trong nước hấp dẫn hơn, do đó sức mua vào lớn hơn so với áp lực báo tháo trong phiên giao dịch hôm nay.
Khuất Nguyên