Cách cô học và hành,ềunữcủaôngchủnhãnhiệunóngtrongngườkết quả bóng đá.com cách cô cố gắng làm được những điều tự vạch ra dưới sự dẫn dắt của người cha cũng là thầy, là lãnh đạo, là đồng nghiệp khiến nhiều người nghĩ đến những thành công trong tương lai của cô.
Ông Trần Quí Thanh-ông chủ Tân Hiệp Phát và con gái Trần Uyên Phương |
Thương cho roi
Gặp ông Thanh trong những bộn bề công việc cuối năm, tuy những chia sẻ về con gái không nhiều nhưng cũng đủ để người đối diện thấy sự hạnh phúc của một người cha có cô con gái được nhiều người biết đến trên thương trường. Ông bảo, ông chỉ mong các con lớn lên có ích cho xã hội, tiếp quản được sự nghiệp của gia đình và làm cho nó phát triển.
“Người cha nào cũng muốn con khôn lớn, thành nhân và thành công. Trong điều kiện sẵn có, con có thể có nhiều cơ hội hơn để phát triển. Ngành nào thì cũng đóng góp cho xã hội, nhưng nếu lựa chọn con đường đã vạch sẵn thì bệ phóng sẽ cao hơn”, ông nói về cô con gái Trần Uyên Phương, người đã cùng ông và toàn thể cán bộ, công nhân viên làm nên tên tuổi Tân Hiệp Phát.
Cách giáo dục con của ông Thanh là không ép, không vạch sẵn và bắt con làm theo mà để cho con tự chọn dưới sự hướng dẫn, dìu dắt của mình. Ông Thanh và vợ tập cho con khả năng suy nghĩ, biết được những giá trị đúng, những hành vi được chấp nhận và cho con quyền tự quyết định cũng như phải tự chịu trách nhiệm về những quyết định đó.
Khi đã trang bị cho con những kiến thức cần thiết, ông để con tự do chọn lựa sự nghiệp cho mình, tự tìm ra con đường nào tốt nhất. Một quy định được ngầm hiểu trong gia đình ông là mặc dù không đặt cụ thể trách nhiệm, sự đóng góp của từng cá nhân, nhưng mỗi người phải tự hiểu mình giữ vai trò như thế nào trong nhà và phải có trách nhiệm cùng đưa gia đình đi lên. Vì thế, trong gia đình này, tinh thần học hỏi, đóng góp, tinh thần làm việc luôn được đánh giá cao.
Bận rộn với công việc kinh doanh khiến nhiều bậc cha mẹ ít có thời gian bên con, vì thế, nhiều người thành đạt đã dùng tiền để “bù lại” những thiếu thốn tình cảm cho con. Nhưng ở gia đình của người điều hành công ty nước giải khát hàng đầu Việt Nam này lại không như thế.
Ông Thanh không bao giờ chấp nhận những “yêu sách” vô lối của con, không chiều con theo kiểu “muốn gì được nấy” mà chỉ đáp ứng khi thấy phù hợp. Phương kể, thuở nhỏ, cũng như bao đứa trẻ khác, cô cũng mong ba mẹ làm nhiều thứ cho mình, đáp ứng những đòi hỏi cá nhân của mình, nhưng cô không dễ có được điều đó.
Trong mắt Uyên Phương, ông Thanh là một người cha nghiêm khắc. Sự nghiêm khắc của ông đã trở thành một phần trong cuộc sống của Trần Uyên Phương ngay từ nhỏ.
“Ba rất không hài lòng khi tôi ngủ dậy muộn, nhưng không phải ngày nào cũng sang đánh thức tôi. Ba hay dùng câu tục ngữ: “Đời người có một gang tay, ai hay ngủ ngày chỉ còn nửa gang” để nhắc nhở tôi”, Phương chia sẻ.
Và điều này đã hình thành thói quen thức dậy sớm của cô khi còn rất bé. Khi ông Thanh đã nói “không” thì không gì có thể lay chuyển được ông, dù đó là những giọt nước mắt của con gái yêu.
Vậy nhưng, trong công việc, ông là một hình mẫu lý tưởng để cô học theo. Và trong trí nhớ của cô, dù làm việc bình quân 16 - 18 tiếng/ngày nhưng ông vẫn luôn cho con tài sản quý giá nhất là thời gian.
Từ việc nhỏ như con cái không đáp ứng mong đợi cho đến những vấn đề lớn như quan điểm sống, cách nhìn nhận sự việc, ông đều tìm cách dạy cho con hiểu được những trải nghiệm của cuộc đời mình.
“Ba hay lớn tiếng nhưng không áp đặt và rất kiên trì trong việc dạy con. Ba càng la, tôi càng cố gắng, vì hiểu được sự tức giận của ba xuất phát từ sự lo lắng, từ tình thương”, Phương tỏ ra rất hiểu ba mình.
Cô học ở ông cách giao tiếp với mọi người, cách ông điều hành, quản lý công ty cho đến cách đối xử với cấp dưới... Ông như hình mẫu cho cô noi theo để phát triển và hoàn thiện mình.
Ông không quy định nhưng cô luôn ngầm hiểu “khi về nhà thì gọi là ba, còn khi ở cơ quan thì gọi là sếp Thanh. Hai cha con cùng đồng ý với nhau đó là cấp bậc, ở công ty việc của ai người nấy làm và làm việc gì cũng phải có kết quả rõ ràng”, Uyên Phương chia sẻ.
Hiểu cha mình thuộc dạng người “quân pháp bất vị thân” nên cô luôn cẩn trọng để không bao giờ đặt cha vào tình huống đau lòng khi phải “xử lý” chính con gái mình.
Cha là sếp lớn
Với Uyên Phương, ông Thanh có rất nhiều vai trò: vừa là cha, vừa là sếp, vừa là bạn, vừa là người định hướng tương lai, người tư vấn cho cô mỗi khi cô gặp những vấn đề khó khăn.
Trong khi đó, mẹ cô lại là người nối kết mọi người trong gia đình lại với nhau. Bà là người phụ nữ bản lĩnh, dịu dàng nhưng cũng rất quyết đoán.
Phương học hỏi được rất nhiều điều từ ba mẹ. Cô nói vui: “Ba mẹ là nguồn tư vấn quý giá mà không phải trả tiền”. Là phái yếu, phải gánh vác trách nhiệm của người lãnh đạo công ty nhưng Phương không cố chứng tỏ mình như nam giới.
Cô cảm thấy là phụ nữ đã là một lợi thế. Bởi ở nơi nào toàn nam giới, sự xuất hiện của nữ giới sẽ làm cho nơi đó hài hòa cũng như không khí cuộc thảo luận sẽ mang một dáng dấp khác.
TIN LIÊN QUAN |
---|
|