【kết quả ngoại hạng nga】Thường vụ Quốc hội chất vấn 2 Bộ trưởng Lê Minh Hoan và Lê Thành Long
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành kế hoạch tổ chức hoạt động chất vấn tại phiên họp thứ 25 với 2 nhóm vấn đề.
Nhóm vấn đề thứ nhất là lĩnh vực thuộc trách nhiệm của Bộ Tư pháp. Trách nhiệm trả lời chính là Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; bộ trưởng các bộ: Tài chính,ườngvụQuốchộichấtvấnBộtrưởngLêMinhHoanvàLêThàkết quả ngoại hạng nga Tài nguyên và Môi trường, Y tế, Công an; Tổng Thanh tra Chính phủ; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Chánh án TAND Tối cao; Viện trưởng Viện KSND Tối cao cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.
Nội dung trả lời chất vấn ở nhóm này gồm: Việc thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; các giải pháp đảm bảo tiến độ, chất lượng và hồ sơ thủ tục các dự án, dự thảo Chính phủ trình Quốc hội; giải pháp nâng cao chất lượng hệ thống pháp luật, giải pháp kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luậtthuộc trách nhiệm của Chính phủ.
Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đặt câu hỏi về thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật. Giải pháp khắc phục tình trạng chậm ban hành, nội dung chồng chéo, mâu thuẫn và những hạn chế, sai phạm trong việc ban hành văn bản quy định chi tiết luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Thực trạng và giải pháp khắc phục hạn chế, bất cập, nâng cao hiệu quả công tác đấu giá tài sản, giám định tư pháp cũng là một trong những nội dung được chất vất tại phiên họp này.
Nhóm vấn đề thứ hai là lĩnh vực thuộc trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoanchiu trách nhiệm trả lời chính.
Chia lửa cùng Bộ trưởng Lê Minh Hoan có Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang; bộ trưởng các bộ: Tài chính, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Ngoại giao.
Nội dung chất vấn tập trung vào: Giải pháp tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu nông sản (thị trường đầu ra bị thu hẹp, nhiều doanh nghiệp không có đơn hàng, một số mặt hàng nông sản chủ lực bị rớt giá, thu nhập, đời sống của người nông dân bị ảnh hưởng...).
Hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; giải pháp tháo gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) đối với thủy sản; việc chuyển đổi mục đích sử dụng, thu hồi diện tích đất trồng lúa, bảo đảm an ninh lương thực và xuất khẩu gạo cũng được các đại biểu chất vấn quan tâm trong phiên chất vấn tới đây.
Hỏi không quá 1 phút, trả lời không quá 3 phút/1 nội dung chất vấn
Phiên chất vấn diễn ra trong 1 ngày, vào ngày 15/8, được tổ chức tại phòng Diên Hồng, Nhà Quốc hội và kết nối truyền hình trực tuyến với 62 Đoàn đại biểu Quốc hội tại các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương.
Theo chương trình, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệsẽ phát biểu khai mạc và kết thúc toàn bộ phiên chất vấn.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên chất vấn đối với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực trách nhiệm của Bộ Tư pháp vào buổi sáng.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên chất vấn đối với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vào chiều cùng ngày.
Việc chất vấn và trả lời chất vấn được tiến hành theo nhóm vấn đề; người trả lời chất vấn không trình bày báo cáo, có thể phát biểu về vấn đề chất vấn không quá 5 phút trước khi đại biểu Quốc hội tiến hành chất vấn.
Mỗi lượt có 3 đến 5 đại biểu đặt câu hỏi, mỗi đại biểu nêu chất vấn không quá 1 phút; người được chất vấn trả lời không quá 3 phút/1 nội dung chất vấn.
Trong quá trình chất vấn, đại biểu Quốc hội có quyền tranh luận đối với người trả lời chất vấn để làm rõ những vấn đề đã được trả lời nhưng chưa thỏa đáng; thời gian tranh luận không quá 2 phút.
Kết thúc phiên chất vấn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết làm cơ sở để triển khai thực hiện.
Phiên chất vấn được phát thanh trực tiếp trên Đài Tiếng nói Việt Nam, truyền hình trực tiếp trên kênh truyền hình Quốc hội Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam để cử tri theo dõi, giám sát.
Toàn cảnh ngành lúa gạo Việt Nam trước cơn sốt giá hiếm có trong lịch sử
Nguồn cung gạo cho khoảng 3 tỷ người trên toàn cầu đang chao đảo bởi một số nước cấm xuất khẩu loại lương thực này. Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới, năm nay sản lượng lúa ước trên 43 triệu tấn.(责任编辑:Cúp C2)
- Lấy vi phạm để "chạy truyền thông", Tiktoker Dưỡng Dướng Dường quá ngông!
- Khoảnh khắc radar tầm xa Ukraine trúng đòn tập kích của quân Nga
- Thiết bị nguy hiểm làm lộ vị trí của binh sĩ Nga và Ukraine trên tiền tuyến
- Hỗ trợ, trao đổi thông tin giữa các TTCK trong khu vực
- Đà Nẵng chỉ đạo kiểm tra vụ nhân viên pháp y cản xe chở thi thể về quê
- Tạm giữ 31 tấn đường Thái Lan trên đường vận chuyển từ Bắc vào Nam
- Hải quan Trà Lĩnh chủ động ngăn chặn nhập lậu lá thuốc lá
- Thành viên dự thầu trái phiếu đã tăng trở lại
- Tai nạn giao thông ở Đà Lạt, 2 thanh niên tử vong
- Thu giữ hơn 25.000 con gia cầm giống không rõ nguồn gốc
- 4 trận động đất liên tiếp xảy ra tại miền đông Đài Loan
- Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch phải gắn với phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội
- Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran nhất trí vai trò của định dạng Astana ở Syria
- Giá lúa gạo hôm nay 17/9: Giá gạo tăng từ 100
- Apple loại bỏ một biểu tượng gắn với Steve Jobs trên MacBook mới
- Giá xăng dầu hôm nay ngày 21/9/2024: Giá dầu kết thúc tuần tăng
- Thêm một chỉ báo mới cho thị trường trái phiếu chính phủ
- Rộ tin Mỹ đóng băng viện trợ quân sự, Israel nói sẵn sàng tạm dừng bắn với Hamas
- 5 phút tối nay 5
- Video các nghị sĩ lao vào ẩu đả giữa cuộc họp Quốc hội Gruzia