Những trận đánh làm nên lịch sử Mùa khô năm 1965-1966,ứcmạnhđoagravenkếtởxatildeanhhugravengLộcTấkết quả koln Mỹ - ngụy tăng cường đánh phá ở các căn cứ kháng chiến miền Đông Nam Bộ. Bấy giờ Lộc Ninh được xem là căn cứ tiền tiêu, địch đã đóng quân khống chế đoạn đường từ Bình Long - Lộc Ninh đến Hoa Lư chạy qua địa phận xã Lộc Tấn. Trước tình hình đánh phá của địch, du kích Lộc Tấn cũng như toàn huyện trong giai đoạn đầu gặp rất nhiều khó khăn do lực lượng ít, trang bị vũ khí thiếu. Nhưng quán triệt chủ trương của Huyện ủy “nắm thắt lưng địch mà đánh”, du kích xã Lộc Tấn áp dụng vừa đánh chính diện vừa xuất kích đánh vào sườn đội hình của địch nên đã bẻ gãy nhiều đợt tấn công và thu nhiều kết quả. Một góc xã Lộc Tấn ngày nay - Ảnh: Phú Quý Theo lời kể của cựu chiến binh Bùi Đức Thu, nguyên Phó bí thư chi bộ, Xã đội trưởng Lộc Tấn những năm 1968-1972, sau tết Mậu Thân năm 1968, chiến sự trên chiến trường Lộc Ninh nói chung và ở Lộc Tấn nói riêng vô cùng ác liệt. Đầu năm 1969, tổ du kích 3 người do ông Thu chỉ huy đang đi trinh sát Đồn Lộc Tấn gặp 1 trực thăng đến quần đảo. Không do dự, ông Thu quyết định nổ súng. Trực thăng bị trúng đạn rơi ở Làng 2. Có lần, ông cải trang vào tận cổng Đồn Lộc Tấn giữa ban ngày, đánh chớp nhoáng rồi rút lui theo lô cao su về căn cứ. Sau những trận đánh ông Thu tham gia, đặc biệt sau trận ở sóc Bù Nâu, xã Lộc Khánh năm 1971, địch thương vong nặng và chúng điên cuồng treo thưởng cho những ai ám sát hoặc bắt sống được ông. Ngày 29-8-1971, Xã đội Lộc Tấn chỉ huy phối hợp đánh cụm lính bình định ở sở Brelin, sau đó chặn đánh quân địch trên đường 13, diệt 22 tên ngụy, thuộc Đại đội 294, trong đó có 7 lính bình định ác ôn. Hoạt động tích cực của các đội du kích xã, trong đó có Lộc Tấn khiến hầu hết các điểm đóng quân của địch ở Lộc Ninh, ngay cả Chi khu quân sự Lộc Ninh nơi được xem là an toàn nhất cũng bị ta tập kích, tấn công bất cứ lúc nào. Đặc biệt là các điểm phía Bắc Lộc Tấn, địch bị đánh liên tục bằng các lực lượng chủ lực lẫn dân quân du kích các xã (theo cuốn Lịch sử xã Lộc Tấn 1930-2006, trang 119). Đêm mồng 4, rạng ngày 5-4-1972, trong khi bộ đội Miền lần lượt hạ các đồn bốt địch ở Lộc Bình, Hoa Lư, Làng 2 thì ở Lộc Tấn, du kích địa phương làm nhiệm vụ dẫn đường nắm tình hình địch phối hợp với bộ đội chủ lực đã đánh chiếm các ấp chiến lược, tiêu diệt, bắt sống địch trong các đồn bốt ở Lộc Tấn và sở Brelin dọc theo hai bên quốc lộ 13. Ở khu vực phía Nam của xã và Làng 5, ngã ba Lộc Tấn, chiến sự diễn ra ác liệt. Từ 3 giờ sáng 5-4-1972, Trung đoàn 3, Sư đoàn 9 tăng cường có du kích phối hợp thực hiện vận động tiến công kết hợp chốt chặn diệt Trung đoàn thiết giáp số 1, Tiểu đoàn 74 biệt động quân biên phòng, 1 chi đội bảo an, diệt và bắt sống 950 tên địch, hủy 6 xe, bắt sống 36 xe… Lộc Tấn hoàn toàn được giải phóng. Với sự tấn công mạnh mẽ của bộ đội chủ lực và sự hỗ trợ đắc lực của lực lượng vũ trang toàn huyện, trong đó có Lộc Tấn, đến chiều 7-4, các cứ điểm quân sự của địch ở Lộc Ninh đã được giải phóng. Lộc Ninh trở thành huyện đầu tiên của miền Nam được giải phóng. Thi đua chào mừng 50 năm Ngày giải phóng Lộc Ninh Là ấp được lựa chọn xây dựng khu dân cư kiểu mẫu chung sức đưa xã về đích nông thôn mới nâng cao, từ đầu năm 2022, cán bộ và nhân dân ấp 6A đã đồng lòng thực hiện nhiều công trình ý nghĩa, làm thay đổi diện mạo của ấp. Bà Dương Thị Tâm, Trưởng ấp 6A cho biết: Nắm bắt kịp thời nguyện vọng của nhân dân, chúng tôi đã xin chủ trương của Đảng ủy, UBND xã cho thực hiện công trình “Thắp sáng đường quê” bằng đèn năng lượng mặt trời tại tổ 4; vận động nhân dân thực hiện đường điện chiếu sáng ở tổ 2, 3 với tổng chiều dài 3.100m, kinh phí thực hiện 180 triệu đồng. Hầu hết các công trình thực hiện đều được nhân dân đồng tình hưởng ứng ngay khi mới triển khai. Bà Đỗ Thị Thu Hoài, Phó chủ tịch UBND xã Lộc Tấn chia sẻ: Phát huy truyền thống hào hùng của quân và dân xã Lộc Tấn trong 2 cuộc kháng chiến, thế hệ hôm nay tích cực thi đua lao động sáng tạo và đoàn kết một lòng để đưa xã ngày càng phát triển bền vững.
Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Lộc Ninh, ngay từ đầu năm 2022, xã Lộc Tấn đã ban hành kế hoạch đẩy mạnh phong trào thi đua trong toàn Đảng bộ và nhân dân. Cụ thể, thanh niên xã gắn liền với công trình di dời điểm nuôi nhốt gia súc tại nhà cho 39 hộ với gần 300 con trâu, bò ở 2 ấp đồng bào dân tộc thiểu số. Hội nông dân và phụ nữ xã gắn liền với các công trình đường hoa xanh - sạch - đẹp làm thay đổi diện mạo nông thôn. Cựu chiến binh tích cực phát quang đường làng ngõ xóm ở những con đường do chi hội tự quản. Đặc biệt, trên địa bàn xã đã thực hiện nhiều công trình đèn đường chiếu sáng, xây dựng đường bê tông nông thôn… Về đích nông thôn mới từ năm 2018, đến nay xã Lộc Tấn không ngừng phát huy tinh thần đoàn kết, chung sức đồng lòng xây dựng các tiêu chí phấn đấu đưa xã trở thành nông thôn mới nâng cao. Cẩm Liên |