Tưới tiết kiệm nước trên cây trồng là một hướng đi thích hợp cho nông dân canh tác nông nghiệp trên địa bàn tỉnh trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay.
Tưới tiết kiệm trên dưa lưới đang phát triển mạnh ở Hậu Giang.
Hậu Giang có diện tích đất nông nghiệp gần 134.000ha,ảiphptướitiếtkiệmnướcchocytrồdự đoán kết quả tây ban nha trong đó cây lúa 82.000ha, đây được xem là cây trồng chủ lực với diện tích gieo trồng lớn. Cây ăn trái cũng được xem là thế mạnh của tỉnh, với các loại cây có múi, cây khóm, nhãn, xoài, mít… Trước bối cảnh sản xuất nông nghiệp trong điều kiện biến đổi khí hậu, ngành nông nghiệp tỉnh đã định hướng áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao và tiết kiệm nước trong sản xuất nhằm hòa nhập tốt kinh tế thị trường, theo hướng hàng hóa có tính chuyên biệt, tập trung cao, phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu, thích ứng tốt trong điều kiện hiện nay. Thạc sĩ Triệu Quốc Dương, Trung tâm Khuyến nông tỉnh, cho rằng: Ứng dụng công nghệ cao, tưới nước tiết kiệm là việc làm cấp bách và quan trọng với sản xuất nông nghiệp của tỉnh hiện nay. Bởi khi nông nghiệp hoàn thiện, đạt hiệu quả cao, không những thúc đẩy được lực lượng sản xuất, mà còn là chiến lược lâu dài trong phát triển của tỉnh và vùng.
Từ năm 2016 đến nay, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã thực hiện được một số mô hình tưới tiên tiến trên nhiều loại cây trồng, rau màu như: Hệ thống tưới tiết kiệm trên cây có múi, quy mô 2ha ở huyện Châu Thành và thị xã Long Mỹ. Hệ thống tưới phun tiết kiệm nước trên cây ăn trái, rau màu, quy mô 10ha tại thành phố Vị Thanh, huyện Long Mỹ, Vị Thủy, Châu Thành A. Hay mô hình hệ thống tưới tiết kiệm nước trên cây trồng hướng đến công nghệ 4.0 với 10 hộ tham gia ở thị xã Long Mỹ, Châu Thành và thành phố Vị Thanh… Qua quá trình thực hiện, đã cho thấy nhiều hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường. Đến nay, có trên 300ha được các hộ dân áp dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước.
Ông Triệu Quốc Dương cho rằng giải pháp tới đây là cần quy hoạch rõ ràng, cụ thể để tạo ra các vùng sản xuất tập trung; tạo dựng cơ sở hạ tầng, nguồn nước tưới tiêu và sử dụng hợp lý. Phát triển hoạt động khuyến nông theo hướng công nghệ cao. Sản xuất nông nghiệp cùng với quản lý, kiểm soát nguồn tài nguyên, môi trường, hạn chế ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp. Xây dựng và thực thi chính sách để hỗ trợ thúc đẩy sản xuất nông nghiệp như hạ tầng sản xuất, tín dụng, cơ giới hóa, tự động hóa, xây dựng và chứng nhận chất lượng, thương hiệu nông sản, hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp…
Tại Hậu Giang, dưa lưới trồng trong nhà màng tại huyện Châu Thành, Phụng Hiệp, huyện Long Mỹ và thành phố Vị Thanh với diện tích tổng cộng khoảng 10ha. Các giống dưa lưới đáp ứng được thị hiếu của khách hàng như: Hạ My, Hà Lan, Justin, Taki, TL3, ML38, Moon 146, Saket 70, dưa lê Hàn Quốc, các giống này đã cho sinh trưởng và phát triển tốt. Hiện tại, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ tỉnh đã xây dựng thành công 2ha dưa lưới ở huyện Phụng Hiệp đạt chứng nhận tiêu chuẩn GlobalGAP và đã thử nghiệm hơn 10 giống dưa lưới theo hướng hữu cơ sinh học, đáp ứng nhu cầu nông sản an toàn. Tiến sĩ Nguyễn Thị Kiều, Giám đốc Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ tỉnh, cho biết: Hệ thống tưới nhỏ giọt là kỹ thuật cung cấp nước vào rễ cây dưới dạng các giọt nước nhỏ ra chậm với lưu lượng không đổi nhờ các cơ chế điều tiết áp lực nước của đầu nhỏ giọt gắn chìm trong ống dẫn hay lắp bên ngoài ống, dẫn nước trực tiếp vào rễ cây thông qua các đầu phun hoạt động dưới áp suất thấp, tưới trên hoặc dưới bề mặt đất.
Ưu điểm của tưới nhỏ giọt là đảm bảo phân bố độ ẩm đều trong tầng đất nông nghiệp canh tác, tạo điều kiện thuận lợi về chế độ không khí, nhiệt độ, độ ẩm, quang hợp. Đồng thời, cung cấp nước theo yêu cầu cho cây trồng. Hệ thống tưới nhỏ giọt không gây ra ô nhiễm, các ống dẫn được thiết kế bằng chất liệu cao cấp, không làm rò rỉ và rất ít thoát hơi nước ra ngoài. Tưới nhỏ giọt cung cấp đều đặn lượng nước tưới cần thiết, tiết kiệm nước tối đa, giảm tối thiểu việc tổn thất lượng nước tưới do bốc hơi… Tuy nhiên, tưới nhỏ giọt cần vốn đầu tư ban đầu, người đầu tư phải có trình độ tiếp cận kỹ thuật tưới.
Tiến sĩ Lê Hoàng Xuyên, Giám đốc Ban Quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang, thông tin: Hiện nay, Ban quản lý đã hỗ trợ thành lập hợp tác xã lúa tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang, định hướng phát triển thành một hợp tác xã thông minh, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống nước tưới tiết kiệm. Hội thảo được Ban quản lý tổ chức mới đây, các doanh nghiệp được gặp thêm đối tác và bà con nông dân, hy vọng các doanh nghiệp sẽ tiếp tục đồng hành, chủ động gắn kết, đóng góp thêm giải pháp hữu ích trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại Hậu Giang.
Bài, ảnh: KỲ ANH