Trường Cao đẳng cộng đồng (CĐCĐ) Hậu Giang đang là cầu nối để nâng cao nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh nhà và khu vực đồng bằng sông Cửu Long bằng sự liên kết phối hợp cùng các trường đại học có uy tín đào tạo thạc sĩ tại trường. Có 85 học viên đã bảo vệ thành công luận văn tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh và văn hóa học. Xuất phát từ nhu cầu thực tế của người học muốn có điều kiện học tập tại tỉnh để nâng cao hơn trình độ chuyên môn của mình,ướngmởchođotạonguồnnhnlựbảng xếp hạng perth glory gặp câu lạc bộ bóng đá macarthur từ năm 2012, Trường CĐCĐ Hậu Giang đã đàm phán với các trường đại học có uy tín để đặt lớp đào tạo trình độ thạc sĩ tại trường. Thầy Nguyễn Văn Bảy, Trưởng phòng Đào tạo - Nghiên cứu khoa học và Hợp tác quốc tế, Trường CĐCĐ Hậu Giang, cho biết: “So với các địa phương khác trong khu vực thì nguồn nhân lực có trình độ cao của tỉnh ta vẫn còn thấp hơn và chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Sự thấp hơn này có nhiều nguyên nhân. Trong đó, nguyên nhân là sự khó khăn của người học khi tham gia khóa học sau đại học. Người có nhu cầu học phải tập trung về các đô thị lớn hoặc tỉnh khác. Vì vậy, tốn rất nhiều thời gian, chi phí và ảnh hưởng công việc. Để có thể đặt lớp đào tạo sau đại học tại tỉnh nhà, nhà trường đã đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh tham mưu với UBND tỉnh có văn bản trình Ban chỉ đạo Tây Nam bộ đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép các trường đại học có uy tín được đặt lớp đào tạo trình độ thạc sĩ tại trường”. Được sự quan tâm, hỗ trợ của các đơn vị, năm 2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thống nhất chọn Trường Đại học Trà Vinh đặt lớp đào tạo thạc sĩ với ngành quản trị kinh doanh và văn hóa học. Đây được xem là bước đệm giúp tỉnh nhà nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và cũng là điều kiện để trường có dịp cọ xát với chương trình đào tạo tiên tiến, có chất lượng. Anh Nguyễn Ngọc Trí, học viên lớp thạc sĩ ngành quản trị kinh doanh, chia sẻ: “Tôi rất mừng vì sau khóa học tôi đã trang bị thêm cho mình nhiều kiến thức chuyên sâu hơn. Có khả năng đảm nhận các vị trí công việc khác nhau, quản lý điều hành tốt quỹ ngân sách nhà nước trên địa bàn. Tham mưu tốt cho Ban lãnh đạo trong quản lý điều hành, xây dựng chiến lược phát triển đơn vị trong từng giai đoạn cụ thể”. Được biết, hiện nay anh Trí là Trưởng phòng Giao dịch tại Kho bạc Nhà nước Hậu Giang. Sau 2 năm tham gia học tập, anh đã hoàn thành xong báo cáo luận văn tốt nghiệp với đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hậu Giang”. Với đề tài này, anh đang áp dụng rất tốt vào công việc hiện tại của mình. Được biết, sau 2 ngành đào tạo thạc sĩ đầu tiên vào năm 2013, đến nay Trường CĐCĐ Hậu Giang đã phối hợp với Trường Đại học Trà Vinh và Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh mở được 7 lớp cao học với 5 ngành gồm: quản trị kinh doanh, văn hóa học, luật kinh tế, quản lý kinh tế và hệ thống thông tin với 270 học viên (trong đó có hơn 80% là lực lượng cán bộ, công chức, viên chức thuộc các sở, ngành tỉnh Hậu Giang). Tuy mới chỉ đặt lớp đào tạo không lâu chỉ hơn 3 năm nhưng với điều kiện cơ sở vật chất của trường tương đối đầy đủ, đã đảm bảo hỗ trợ kịp thời cho công tác dạy và học của giảng viên và học viên. Anh Nguyễn Thanh Lâm, học viên lớp thạc sĩ ngành hệ thống thông tin, phấn khởi chia sẻ: “Học tại đây tôi sẽ giảm bớt được chi phí đi lại, điều kiện học tập cũng thuận lợi hơn. Đặc biệt, khóa học có thời khóa biểu học vào những ngày nghỉ cuối tuần, nên cũng không ảnh hưởng nhiều đến công việc chuyên môn tại đơn vị. Bên cạnh đó, Ban giám hiệu nhà trường cũng như cán bộ quản lý chuyên môn rất quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho học viên cũng như giảng viên trong suốt quá trình học tập nghiên cứu tại trường”. Thầy Lâm, hiện là giáo viên Trường THPT Lương Thế Vinh, huyện Phụng Hiệp. Với việc tham gia khóa đào tạo thạc sĩ ngành hệ thống thông tin sẽ hỗ trợ rất tốt cho thầy trong quá trình ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Đặc biệt là sử dụng hiệu quả các phần mềm dạy và học hiện nay trong nhà trường. Với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh nhà và khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Trường CĐCĐ Hậu Giang đang có hướng liên kết đặt lớp mở thêm một số ngành về phương pháp giảng dạy tiếng Anh, phương pháp giảng dạy môn toán cho đội ngũ giáo viên, và 2 ngành cao học nữa là kế toán và tài chính ngân hàng. Ông Võ Trọng Hữu, ủy viên chuyên trách Vụ trưởng Vụ Văn hóa - Xã hội, Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, cho biết: “Ban chỉ đạo Tây Nam bộ sẽ tạo mọi điều kiện tốt nhất để các địa phương đào tạo, quy hoạch ngành nghề phù hợp theo đặc trưng vùng miền, khu vực. Ông đề nghị các trường đại học cần nâng cao hơn chất lượng giảng dạy, hướng dẫn các đề tài sát, đáp ứng nhu cầu của tỉnh và khu vực đồng bằng sông Cửu Long để sau khóa học, các học viên áp dụng thực tế vào trong công việc nhằm nâng cao hiệu quả công việc”. Bài, ảnh: CAO OANH |