您现在的位置是:Cúp C1 >>正文

【cup 2】Gấp gáp giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài

Cúp C18814人已围观

简介Nguồn vốn vay phần lớn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.Giải ngâ ...

Nguồn vốn vay phần lớn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng,ấpgápgiảingânvốnđầutưcôngnguồnvaynướcngoà<strong>cup 2</strong> thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.

Nguồn vốn vay phần lớn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.

Giải ngân có tiến triển nhưng còn thấp so với mục tiêu

Tại cuộc họp với các bộ, ngành, ông Hoàng Hải – Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (QLN&TCĐN) – Bộ Tài chính cho biết, trong 11 tháng của năm 2020, các bộ, ngành đã giải ngân được 6.312 tỷ đồng, đạt 34,65% vốn kế hoạch giao đầu năm và 45,51% nếu tính trên số kế hoạch năm 2020 đã được điều chỉnh sau khi cắt giảm của các bộ, ngành (4.346 tỷ đồng).

Cũng theo ông Hoàng Hải, số kiểm soát chi kế hoạch vốn năm 2020 của Kho bạc Nhà nước 11 tháng của năm đối với các dự án bộ, ngành thực hiện là 6.413 tỷ đồng, đạt 35,2% kế hoạch năm.

Đối với việc giải ngân vốn nước ngoài ở các địa phương, theo bà Nguyễn Xuân Thảo – Phó Cục trưởng Cục QLN&TCĐN, Bộ Tài chính đề nghị UBND các tỉnh chỉ đạo các chủ dự án khẩn trương lập hồ sơ nghiệm thu đối với công việc đã có khối lượng, gửi Kho bạc Nhà nước (KBNN) xác nhận giá trị khối lượng hoàn thành. Sau khi rút vốn, hồ sơ ghi thu ghi chi phải gửi KBNN để KBNN hoàn thành việc hạch toán trong vòng 30 ngày kể từ ngày 31/1/2021.

Ông Rahul Kitchlu - Trưởng nhóm Ngành Năng lượng của WB tại Việt Nam:

Giải ngân vốn của WB giảm không chỉ ở Việt Nam

Ông Rahul Kitchlu

Ông Rahul Kitchlu

“Trong số 7,4 tỷ USD mà WB đã cam kết và kích hoạt đối với Việt Nam, thì có khoảng 4,5 tỷ USD là số dư đang giải ngân. Trong năm tài khóa này thì WB chỉ có thể giải ngân 240 triệu USD, tương đương 4% trong số 4,5 tỷ USD. Việc giải ngân vốn của WB với tỷ lệ giải ngân đang giảm đi. Điều này đang xảy ở các nước trong khu vực không chỉ ở Việt Nam”.

Bộ Tài chính sẽ tiếp tục rà soát và làm việc cụ thể với các địa phương và các dự án có số dư tài khoản đặc biệt lớn. Ngoài ra, đối với các dự án giải ngân theo kết quả đầu ra, Bộ Tài chính đề nghị các địa phương làm việc chặt chẽ với các cơ quan chủ quản chương trình, dự án để hoàn tất thủ tục giải ngân ngay sau khi có kết quả kiểm đếm.

Đối với vốn tạm ứng đã chuyển về tài khoản của dự án tại KBNN, các chủ dự án khẩn trương giải ngân, thanh toán cho các hoạt động của dự án và gửi thông tin lại cho Bộ Tài chính.

Theo Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân/dự toán vốn đầu tư công 11 tháng là 41% vẫn là thấp so với mục tiêu đề ra (phần lớn các địa phương cam kết với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là sẽ đạt tỷ lệ giải ngân từ 90% trở lên). Trong khi đó, thời gian còn lại để giải ngân dự toán vốn đầu tư công 2020 chỉ còn chưa đầy 2 tháng.

Đối với nhiệm vụ giải ngân vốn nước ngoài của các bộ, ngành, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà nhận xét, kết quả giải ngân vốn ODA tháng 11 đã tốt hơn, nhưng khối lượng công việc còn lại từ nay đến cuối năm rất nhiều, với hơn 50% kế hoạch sau điều chỉnh.

Cũng theo Thứ trưởng Trần Xuân Hà, tháng 12 là tháng tập trung cao điểm hoàn thành các thủ tục thanh toán, trong đó lập các hồ sơ, phiếu đánh giá để xác định khối lượng cơ bản hoàn thành, gửi hồ sơ tới kho bạc để thực hiện kiểm soát chi, thực hiện lập phiếu chi, giải ngân rút vốn và khóa sổ quyết toán ngân sách nhà nước.

Thứ trưởng mong muốn các nhà tài trợ ủng hộ cho các dự án có nhu cầu kéo dài thời gian giải ngân, tạo điều kiện cho các dự án được sử dụng hết nguồn vốn vay ưu đãi; đồng thời phối hợp với các dự án, các cơ quan chủ quản giải quyết các vướng mắc trong triển khai dự án, đặc biệt là khâu đấu thầu, phân chia gói thầu, xác nhận khối lượng thực hiện, quyết toán.

5 nhóm giải pháp giải ngân vốn nước ngoài

Trước việc giải ngân vốn nước ngoài khá gấp gáp khi chỉ còn 3 tuần nữa là kết thúc năm, Bộ Tài chính đã đề xuất một số nhóm giải pháp để đảm bảo phối hợp hoàn thành mục tiêu giải ngân vồn đầu tư công năm 2020 của các bộ, ngành.

Thứ nhất, về nhóm giải pháp thúc đẩy việc triển khai thực hiện dự án để có khối lượng hoàn thành cho giải ngân, đặc biệt đối với các dự án kết thúc năm 2020, 2021, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành chủ dự án có trách nhiệm khẩn trương hoàn tất các thủ tục về đầu tư, xây dựng, về di dân tái định cư, giải phóng mặt bằng để triển khai thực hiện dự án; xử lý dứt điểm các tồn tại, vướng mắc của các dự án đầu tư lớn; tập trung đẩy mạnh giải ngân các dự án đầu tư có tiềm năng giải ngân, các dự án đã hoàn tất các thủ tục đầu tư, công tác đấu thầu; triển khai ngay việc ký kết đối với các gói thầu đã có ý kiến “không phản đối” của nhà tài trợ.

Ông Andrew Jeffries - Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam:

Phê duyệt ngân sách sớm về vốn ODA là rất quan trọng

Ông Andrew Jeffries

Ông Andrew Jeffries

“Việc phê duyệt ngân sách sớm về vốn ODA trong năm 2020 là rất quan trọng để có thể tiến hành các hoạt động liên quan tới trao thầu, thực hiện hợp đồng. Việt Nam đã giải ngân được 345 triệu USD. Chúng tôi mong muốn giải ngân được thêm hơn 40 triệu USD từ nay đến cuối năm. Chúng tôi hy vọng rằng, năm 2020, Việt Nam có thể thực hiện phân bổ ngân sách ngay từ đầu năm, làm cơ sở để đạt được kết quả tốt hơn trong giải ngân của năm 2021”.

Các bộ, ngành có trách nhiệm bố trí đủ vốn đối ứng để thanh toán theo dự toán được giao; phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để giải quyết các vướng mắc phát sinh. Các nhà tài trợ rà soát, giảm các thủ tục phê duyệt không cần thiết, đẩy nhanh thời gian phê duyệt các vấn đề cần xin ý kiến không phản đối.

Thứ hai, đối với các dự án không sử dụng hết kế hoạch vốn được giao phải đề xuất cắt giảm, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành xác định cụ thể là cắt giảm của dự án nào; đồng thời trong thời gian tới cần làm rõ dự án nào hoàn toàn không giải ngân được trong năm 2020, dự án nào chỉ giải ngân được một phần; phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xác định số vốn đã được phân bổ trong giai đoạn 2016 -2020 và số vốn đã giải ngân thực tế, nếu thiếu vốn và còn được tiếp tục giải ngân trong các năm sau phải đề xuất đưa vào kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021- 2025 và kế hoạch vốn đầu tư 2021.

Thứ ba, nhóm giải pháp hoàn chỉnh khuôn khổ pháp lý về cho vay lại, hiện Bộ Tài chính đang phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan, Văn phòng Chính phủ để hoàn chỉnh Nghị định sửa đổi Nghị định số 97/2018/NĐ-CP về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phú; bảo đảm nghị định sau khi được sửa đổi sẽ quy định đơn giản hóa quy trình, thủ tục thẩm định và ký hợp đồng cho vay lại.

Ngoài ba nhóm giải pháp trên, Bộ Tài chính cũng đề cập đến: nhóm giải pháp điều chỉnh chủ trương đầu tư và điều chỉnh hiệp định vay; nhóm giải pháp kiểm soát chi, giải ngân, xử lý đơn rút vốn của nhà tài trợ.

Đức Minh – Minh Anh

Tags:

相关文章