【kq nhà nghề mỹ】Kết nối, tìm kiếm tư liệu di sản văn hóa trên đất Pháp
作者:Cúp C1 来源:Thể thao 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-26 01:34:57 评论数:
Ông Hoàng Việt Trung,ếtnốitìmkiếmtưliệudisảnvănhóatrênđấtPhákq nhà nghề mỹ Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (giữa) cùng đoàn công tác chụp ảnh lưu niệm tại Viện Viễn Đông Bác Cổ
Chia sẻ với Báo Thừa Thiên Huế, ông Trung nói: “Đây là chuyến công tác rất có ý nghĩa, bởi lẽ đây là đoàn công tác chính thức làm việc chuyên sâu với các đối tác quản lý, lưu trữ các tài liệu gốc về di sản Cung đình Huế, triều Nguyễn kể từ khi Quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1993”.
Ông có thể nói rõ hơn về chuyến thăm đặc biệt này?
Chúng tôi đã hoàn thành hai mục tiêu. Đó là thăm, làm việc và trao đổi với Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, Phái đoàn Thường trực Việt Nam bên cạnh UNESCO. Và không thể không kể đến đó là các trung tâm lưu trữ, bảo tàng ở Pháp, hậu duệ vua Hàm Nghi, các nhà sưu tập tư nhân… để tiếp cận các tài liệu cũng như thu nhận, tiếp nhận nhiều USB dữ liệu gốc. Việc này đã thúc đẩy mối hợp tác quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa Thừa Thiên Huế với các đối tác Pháp trong lĩnh vực di sản, văn hóa, bảo tồn, định hướng hợp tác trong thời gian tới.
Quan trọng hơn, đã tìm hiểu cụ thể, tiếp cận các dữ liệu điện tử, thăm trực tiếp triển lãm nghệ thuật của vua Hàm Nghi tại Nice để chuẩn bị các nội dung dự kiến cho các hoạt động giới thiệu về cuộc đời, di sản nghệ thuật của vị vua nổi tiếng yêu nước tại Huế trong thời gian tới.
Vai trò cơ quan Việt Nam ở Pháp cũng rất quan trọng trong quá trình hỗ trợ cho đoàn từ trước đến nay, cũng như trong chuyến công tác vừa qua?
Đúng thế. Đại sứ Đinh Toàn Thắng - Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp cho biết, hiện nay ở Pháp còn lưu giữ rất nhiều hiện vật, cổ vật lịch sử, đặc biệt liên quan đến triều Nguyễn tại một số bảo tàng như Bảo tàng Quân đội, Bảo tàng Cernuschi, Bảo tàng Guimet, Bảo tàng Quai Branly, EFEO... Ngài đại sứ cũng khẳng định sẵn sàng hỗ trợ Thừa Thiên Huế trong việc kết nối các bảo tàng, nhà nghiên cứu, nhà sưu tập, chuyên gia bảo tồn để tìm kiếm nguồn tư liệu lịch sử mà Thừa Thiên Huế quan tâm, cũng như thúc đẩy hợp tác nhiều mặt giữa tỉnh với các đối tác Pháp.
Những tư liệu, hiện vật cũng như những tác phẩm về vua Hàm Nghi trên đất Pháp thì sao?
Rất vui trong chuyến công tác này, đoàn đã gặp và làm việc trực tiếp với cô Amandine Dabat - nhà nghiên cứu lịch sử và là hậu duệ 5 đời của vua Hàm Nghi, người đã xuất bản sách về vua Hàm Nghi. Cô Amandine Dabat đã ký văn bản đồng ý cho Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế sử dụng bản sao điện tử có bản quyền, trong đó có 31 tác phẩm nghệ thuật, tư liệu ảnh gia đình của vua cũng như chuyển giao các tài liệu liên quan đến vua Hàm Nghi. Các tài liệu này (USB, sách, dữ liệu…) rất quan trọng về di sản, văn hóa, góp phần hỗ trợ các hoạt động sau này của Di tích Huế.
Đoàn công tác thăm, làm việc tại Viện Viễn Đông Bác Cổ
Chúng tôi cũng đã làm việc với bác sĩ, nhà sưu tập người Pháp gốc Việt Gerald Chapuis - người đã đấu giá thành công tác phẩm “Chiều tà” của vua Hàm Nghi trước đây. Ông Gerald Chapuis cũng đã trao bộ tư liệu liên quan đến gia đình vua Hàm Nghi, ký hợp đồng sử dụng tác phẩm để xuất bản tại Việt Nam và giới thiệu sách về vua Hàm Nghi trong thời gian tới.
Còn những hiện vật, cổ vật lịch sử liên quan đến triều Nguyễn?
Những ngày lưu lại Pháp, chúng tôi cũng đã làm việc với EFEO và hai bên cũng đã thảo luận nhiều chủ đề liên quan đến nghiên cứu, chia sẻ, sử dụng nguồn lưu trữ và kinh nghiệm liên quan đến bảo quản hồ sơ lưu trữ. Đặc biệt, chúng tôi được đồng ý tiếp cận, sao lưu các tài liệu gốc, danh mục, hồ sơ cổ vật trước đây và quy chế bảo tàng để làm tư liệu chuẩn bị cho Kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế và các tài liệu gốc về di sản Huế. Tổng các tài liệu sao lưu số hóa lên đến 1.000 trang. Rất nhiều hiện vật liên quan khác trong quá trình tiếp xúc cũng được đoàn sao lưu dữ liệu để phục vụ cho quá trình nghiên cứu về sau.
Chuyến đi này mở ra cơ hội hợp tác nào giữa Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế với những bảo tàng Pháp, thưa ông?
Quá trình làm việc ở Pháp chúng tôi đã ký kết và lên phương án phối hợp không chỉ hiện tại mà trong tương lai, dài lâu. Chúng tôi đang xem xét để tham mưu lãnh đạo UBND tỉnh và EFEO cùng Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam ký một thỏa thuận hợp tác về sử dụng dữ liệu tại EFEO phục vụ cho công tác bảo tồn di sản tại Thừa Thiên Huế trong thời gian tới.
Ngoài ra, cũng thống nhất với Cơ quan quốc gia lưu trữ hải ngoại Pháp cho cán bộ của trung tâm có chuyên môn, ngoại ngữ sang cơ quan này tra cứu, sưu tầm, số hóa các tài liệu về di tích Huế, trong đó tập trung vào các di tích cần trùng tu, sửa chữa…
Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!
NHẬT MINH (Thực hiện)
Ảnh: TTBTDTCĐ HUẾ