游客发表
发帖时间:2025-01-25 09:56:38
Chiều 12/5,ốnthànhlậpSởAntoànthựcphẩmphảixinýkiếnBộChínhtrịkq anh hôm nay Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp phiên thứ 23 cho ý kiến dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM.
TP Thủ Đức có không quá 4 phó chủ tịch
Theo đó, Chính phủ trình Quốc hội quy định cho phép TP.HCM thí điểm 7 nhóm cơ chế, chính sách đặc thù về: Quản lý đầu tư; tài chính ngân sách; quản lý đô thị và tài nguyên môi trường; thu hút nhà đầu tư chiến lược; quản lý khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; tổ chức bộ máy của TP và tổ chức bộ máy TP Thủ Đức.
Về tổ chức bộ máy, Chính phủ đề xuất thành lập Sở An toàn thực phẩm. Sở này sẽ thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật, xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm; cấp giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật ra khỏi địa bàn TP từ Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Công Thương chuyển sang.
Ngoài ra, Chính phủ cũng đề nghị UBND huyện thuộc TP.HCM có không quá 3 phó chủ tịch; UBND phường, xã, thị trấn có từ 50.000 người trở lên có không quá 3 phó chủ tịch.
Dự thảo nghị quyết cũng quy định HĐND, UBND, Chủ tịch UBND TP.HCM phân cấp, ủy quyền một số nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền cho HĐND, UBND, Chủ tịch UBND TP Thủ Đức trong các lĩnh vực: Quản lý đầu tư; tài chính ngân sách; quản lý kinh tế; quản lý đô thị và tài nguyên môi trường; quản lý văn hóa xã hội; tổ chức bộ máy quản lý hành chính của chính quyền đô thị và quản lý cán bộ, công chức, viên chức.
UBND, chủ tịch UBND TP Thủ Đức được ủy quyền cho thủ trưởng các cơ quan chuyên môn, UBND các phường, chủ tịch UBND các phường một số nhiệm vụ, quyền hạn, trừ những nội dung đã được TP.HCM ủy quyền.
UBND TP.HCM xem xét, quyết định thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của Thanh tra xây dựng, Trung tâm Phát triển quỹ đất và Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc UBND TP Thủ Đức.
HĐND TP Thủ Đức quyết định thành lập Ban đô thị thuộc HĐND. HĐND TP Thủ Đức có không quá 2 phó chủ tịch và không quá 8 đại biểu chuyên trách; UBND TP Thủ Đức có không quá 4 phó chủ tịch.
Làm tăng đầu mối là chưa phù hợp nghị quyết Trung ương
Thẩm tra nội dung này, đã số ý kiến trong Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội đề nghị cần thuyết minh về sự cần thiết và tính hợp lý.
Nhắc lại Nghị quyết số 18 của Trung ương nêu “trường hợp đặc biệt cần tăng thêm đầu mối từ cấp vụ, cục hoặc tương đương trở lên phải có ý kiến của Bộ Chính trị”, cơ quan thẩm tra cho rằng “nếu việc thành lập Sở An toàn thực phẩm làm tăng đầu mối thì phải có ý kiến của Bộ Chính trị”.
Về số lượng phó chủ tịch UBND huyện, phường, xã, thị trấn, cơ quan thẩm tra nhận định, TP.HCM có đặc thù riêng, mật độ dân số cao. Do vậy, tăng cường hiệu quả quản lý thì việc tăng số lượng cấp phó là cần thiết, phù hợp với tình hình thực tế để giải quyết những khó khăn hiện nay do thiếu lãnh đạo quản lý.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến trong Ủy ban Tài chính Ngân sách đề nghị cân nhắc vì chưa phù hợp với Nghị quyết 18 của Trung ương, đó là “giảm số lượng cấp phó”.
Tương tự, với “UBND TP Thủ Đức có không quá 4 phó chủ tịch”, cũng có ý kiến đề nghị thực hiện đúng tinh thần của Nghị quyết 18 của Trung ương và quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, theo đó UBND cấp quận “không quá 3 phó chủ tịch”.
Đánh giá tổng thể các nhóm cơ chế, chính sách đặc thù, Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách cho rằng, cần làm rõ với phạm vi chính sách như trong dự thảo đã đủ để tháo gỡ vướng mắc về thể chế đang cản trở tiến trình phát triển hay chưa.
Cho rằng số lượng chính sách là tương đối rộng, cơ quan thẩm tra đề nghị có sự lựa chọn, có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải để bảo đảm chính sách thực sự có thể đi vào cuộc sống.
Với những chính sách chưa đủ căn cứ thực tiễn, chưa rõ về nội hàm, có thể dẫn đến vướng mắc pháp luật thì không nên quy định.
Dẫn chứng là quy định xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại TP HCM; phát triển SaiGon Coop theo mô hình Liên đoàn Hợp tác xã chỉ nên thể hiện theo đúng Nghị quyết 31 của Bộ Chính trị (về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045), cơ quan thẩm tra cũng đề nghị cần chú trọng hơn nữa những chính sách thực sự đột phá, tạo bước chuyển mới trong khai thác tiềm năng theo đúng Nghị quyết 31.
Tại dự thảo đã có một số chính sách được coi là đột phá như đề xuất thí điểm mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông (TOD), cơ chế này sẽ tạo nguồn lực xã hội cho phát triển, giảm chi ngân sách, song cũng chỉ ở quy mô hẹp.
Tuy nhiên Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách cho rằng, cần nghiên cứu để có bước vượt trội, tránh nhiều về số lượng nhưng hạn chế về “sức nặng”, tính sáng tạo.
Ủy ban Tài chính Ngân sách lưu ý việc phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, nhiều quyền hạn được giao cho các tổ chức, cá nhân còn thiếu vắng các quy định về trách nhiệm. Do đó, cơ quan thẩm tra đề nghị bổ sung quy định về chế độ trách nhiệm, bảo đảm đúng nguyên tắc quyền hạn đi đôi với trách nhiệm.
Về thu nhập bình quân tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức với mức không quá 1,8 lần mức lương ngạch bậc, chức vụ, đa số ý kiến trong cơ quan thẩm tra cơ bản tán thành.
Tuy nhiên, Ủy ban Tài chính Ngân sách cũng đề nghị cân nhắc mức độ ưu đãi để không tạo khác biệt quá lớn giữa cùng đối tượng tại địa bàn khác nhau.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接