Cụ thể,ạosốcnhẹkhiđượcvàodanhmụdanh sách vua phá lưới ngoại hạng anh 2023 MVIS Vietnam Index chỉ thêm duy nhất một cổ phiếu là ROS của CtyCP Xây dựng FLC Faros vào danh mục lần này; đồng thời, đã bất ngờ loại PVD (CtyCP Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí) và PVS (CtyCP Dịch vụ kỹ thuật dầu khí) ra khỏi danh mục đầu tư kỳ này. Do đó, với việc chỉ thêm 1 mã, mà loại 2 mã, nên số lượng cổ phiếu trong danh mục MVIS Vietnam Index giảm xuống chỉ còn 25 cổ phiếu, trong đó, số lượng cổ phiếu Việt Nam giảm xuống 18 và số cổ phiếu nước ngoài vẫn giữ nguyên là 7. Như vậy, tỷ trọng cổ phiếu Việt trong “rổ” danh mục của MVIS Vietnam Index đã giảm xuống còn 74,01%, trong khi nhóm cổ phiếu ngoại tăng lên với mức 25,99%. Tỷ trọng 3 cổ phiếu dẫn đầu trong rổ của VNM ETF lần đảo danh mục lần này: VIC, VNM chiếm 8%; NVL chiếm 7%. Lần này với sự có mặt của mình, ROS sẽ đứng thứ 4 với 6,5%. Dựa trên số liệu hiện tại, VNM ETF dự kiến sẽ phải chi 19,2 triệu USD để mua khoảng 4 triệu cổ phiếu ROS. Trong khi đó, VNM ETF sẽ bán ra khoảng 4,57 triệu cổ phiếu PVD và 5,66 triệu cổ phiếu PVS. Việc ROS tiếp tục được thêm vào rổ danh mục của VNM ETF lần này đã làm không ít nhà đầu tư có cảm giác “sốc nhẹ”. Bởi chỉ sau khoảng 9 tháng chào sàn chứng khoán đã tạo ra một hiện tượng “bất ngờ lạ” khi đã được cặp đôi ETF ngoại lớn nhất tại Việt Nam là FTSE Vietnam ETF và VNM ETF lựa chọn. Về diễn biến giá, cổ phiếu ROS những ngày qua đã làm không ít người “đứng ngồi không yên”, khi đột ngột rơi sàn liên tiếp trong 2 phiên liền vào ngày 8 và 9/6/2017. Chỉ sau hai phiên, ROS đã để mất 16,4 điểm, từ mức giá 121,8 nghìn đồng/cổ phiếu xuống còn 105,4 nghìn đồng/cổ phiếu. Như vậy, từ khi ngày lên sàn (1/9/2016) đến nay, cổ phiếu này chỉ có 2 lần rơi sàn 2 phiên liên tiếp: Ngày 8-9/6/2017 và ngày 22-23/5/2017. Ở 2 phiên giảm sàn ngày 22, 23/5/2017, giá của ROS còn giảm mạnh hơn, khi mất tới 20,8 điểm. Khác với sự tăng tốc “khỏe chưa từng thấy” của giai đoạn trước đó, chỉ trong vòng 15 phiên giao dịch cổ phiếu này đã có 4 phiên rơi sàn. Thống kê của PV TBTCVN cho thấy, trong 2 tháng chào sàn (1/9/2016-1/11/2016), qua 43 phiên giao dịch, cổ phiếu ROS có tới 30 phiên tăng trần, trong đó “đáng nể” nhất là có đợt tím trần 12 phiên liên tiếp và 1 đợt tăng trần 8 phiên liên tiếp. Cũng chỉ trong 2 tháng cổ phiếu này tăng giá 574,4%, từ mức 12,6 nghìn đồng (1/9/2016) bật tăng lên 85 nghìn đồng/cổ phiếu (1/11/2016). Từ ngày đó đến nay, giá ROS lập đỉnh cao nhất vào ngày 25/3/2017 khi đạt 177,8 nghìn đồng/cổ phiếu, tăng hơn 1.310% so với giá khởi điểm lên sàn. Tuy nhiên, từ 15/3 đến nay, cổ phiếu này cũng đã giảm 72,4 điểm, chỉ còn 105,4 nghìn đồng/cổ phiếu vào ngày 9/6 vừa qua. Thậm chí, trong phiên giao dịch ngày 8/6, giá ROS đã bị rơi đáy trong vòng 5 tháng qua và được ví là tác nhân kéo VN-Index giảm sâu. Trong phiên này, ROS tạo bất ngờ cho nhà đầu tư khi bị mất thanh khoản. Sau khoảng 9 tháng lên sàn, một số ý kiến cho rằng, việc kiếm lời với ROS trở nên khó khăn hơn nhiều và độ rủi ro tăng lên./. Duy Thái |