【nhận định mu vs newcastle】Siêu thị ở Anh dừng bán loại ' trái cây tỷ USD', SPS Việt Nam nói gì?

Thương vụ Việt Nam tại Anh cho biết,êuthịởAnhdừngbánloạitráicâytỷUSDSPSViệtNamnóigìnhận định mu vs newcastle theo thông báo của Cục Tiêu chuẩn Thực phẩm Anh (FSA) và Cục Tiêu chuẩn Thực phẩm Scotland (FSS), các cơ quan này đã có bằng chứng thực tế về việc trái thanh long Việt Nam có dư lượng thuốc trừ sâu tiềm ẩn rủi ro cao cho sức khỏe người tiêu dùng. 

Theo đó, FSA và FSS đề xuất kiến nghị về việc sửa đổi quy định pháp lý liên quan đến việc kiểm định trái thanh long Việt Nam. 

Một số siêu thị như Waitrose, Whole Food đã dừng bán thanh long Việt Nam và chuyển sang bán hàng cùng loại của Tây Ban Nha hoặc Campuchia.

Một số siêu thị ở Anh đã dừng bán thanh long Việt Nam (Ảnh: Phạm Công)

Trao đổi với báo chí về vấn đề trên, ông Ngô Xuân Nam, Phó giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam (Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về Vệ sinh Dịch tễ và Kiểm dịch Động thực vật Việt Nam, Bộ NN-PTNT) cho biết, SPS Việt Nam đang đề nghị Vương quốc Anh cung cấp hồ sơ đánh giá nguy cơ để thay đổi tần suất kiểm tra an toàn thực phẩm thanh long để cơ quan thẩm quyền Việt Nam xem xét.

Đồng thời, đề nghị phía Anh giữ nguyên tần suất kiểm tra thanh long của Việt Nam cho đến khi hai bên có đầy đủ căn cứ.

Từ năm 2020 đến tháng 7/2023, nước ta đã xuất khẩu sang Anh khoảng 625 tấn thanh long tươi và đông lạnh (193 lô). Với thị trường Anh, đến nay Văn phòng SPS Việt Nam chưa nhận được thông báo vi phạm nào, ông Nam dẫn số liệu thống kê của Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT). 

Theo ông Nam, thanh long Việt Nam có chất lượng rất tốt và được xuất khẩu đi nhiều thị trường, trong đó có EU và Vương quốc Anh. Trung bình mỗi năm, các doanh nghiệp Việt xuất khẩu khoảng 2.000 tấn thanh long tươi và đông lạnh sang thị trường EU.

Tần suất kiểm tra thanh long ở mức 20%, như EU quy định, từng khiến Hiệp hội Rau quả Việt Nam phải gửi đơn “kêu cứu” tới các bộ ngành. Bởi, tỷ lệ lấy mẫu ở mức 20% là quá cao và quá khắc nghiệt đối với rau quả Việt Nam. Sau khi lấy mẫu kiểm tra, số hàng này bị bỏ đi, không thể sử dụng được.

Ông Nam cũng cho biết, thời gian qua, Văn phòng SPS Việt Nam liên tục phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức tập huấn, tuyên truyền, cập nhật kịp thời các quy định về SPS của thị trường đến các cơ quan chuyên môn, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp, HTX và các bên liên quan để kịp thời điều chỉnh phù hợp với yêu cầu thị trường và nâng cao chất lượng hàng nông sản Việt.

Mục tiêu nhằm cung cấp cho doanh nghiệp và người dân thông tin chính xác, tránh hoang mang dư luận, gây bất lợi cho sản xuất nông nghiệp trong nước, đặc biệt là những tổ chức, cá nhân liên quan tới sản xuất, đóng gói, xuất khẩu thanh long.

Qua đó, kỳ vọng sớm đi đến thống nhất với phía Anh về các giải pháp nhằm giảm tần suất kiểm tra, giúp doanh nghiệp, người dân đảm bảo hoạt động xuất nhập khẩu, ông chia sẻ. 

Ở nước ta, thanh long từng 10 năm liền dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu rau quả và là trái cây. Thế nhưng, kim ngạch thanh long những năm gần đây giảm mạnh. Năm 2022, thanh long chính thức mất vị thế “trái cây tỷ USD” khi xuất khẩu chỉ đạt 633 triệu USD.

Hết thời là trái cây tỷ USD, thanh long tràn ra chợ giá rẻ bèoTrung Quốc dần tự cung tự cấp, thanh long Việt Nam không còn “một mình một chợ” tại thị trường này. Đây là lý do xuất khẩu thanh long tiếp tục lao dốc. Loại trái cây từng thu về tỷ USD mỗi năm nay tràn ra chợ, giá rẻ bèo.
Nhận Định Bóng Đá
上一篇:Tây Nguyên, Nam Bộ mưa nhiều nhất cả nước
下一篇:Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi kèm thư 'không tìm gặp lại con nữa'