Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp lại cho trường đại học đào tạo cao đẳng | |
Dự kiến ngày 14/7 công bố điểm thi Trung học phổ thông Quốc gia 2019 |
Đại học tiến tới đào tạo... mầm non
Những năm gần đây,Đạihọclấnsânđàotạophổthôngvàtiểuhọkết quả trận santos laguna việc mở các trường phổ thông, tiểu học trong trường đại học đang nở rộ. Đơn cử, ngày 28/6/2019, trường Đại học Sài Gòn đã tổ chức “Lễ công bố quyết định thành lập trường và bổ nhiệm Hiệu trưởng trường Tiểu học Thực hành Đại học Sài Gòn”. Theo quyết định này, trường Tiểu học Thực hành Đại học Sài Gòn là cơ sở giáo dục và đào tạo công lập, trực thuộc trường Đại học Sài Gòn, có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật. Trường Tiểu học Thực hành Đại học Sài Gòn được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn giáo viên tiểu học và học sinh của TPHCM. Theo ông Phạm Hoàng Quân, Hiệu trưởng trường Đại học Sài Gòn, dự kiến năm tới trường Đại học Sài Gòn có thể thành lập thêm trường Mầm non Thực hành Đại học Sài Gòn.
Ngày 8/4/2019, trường Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội) cũng công bố Quyết định thành lập trường THCS Ngoại ngữ. Trước khi thành lập trường THCS Ngoại ngữ, trường Đại học Ngoại ngữ cũng tồn tại trường THPT chuyên Ngoại ngữ. Theo ông Hoàng Kim Sơn, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, trường Đại học Ngoại ngữ là đơn vị đào tạo thành viên đầu tiên hoàn thiện mô hình đào tạo giáo dục từ THCS tới THPT đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Ngày 16/1/2019, UBND tỉnh Tuyên Quang cũng đã quyết định thành lập trường Phổ thông Tuyên Quang trực thuộc Đại học Tân Trào. Trường Phổ thông Tuyên Quang thuộc loại hình trường công lập có chức năng, nhiệm vụ giáo dục phổ thông cấp tiểu học, trung học cơ sở và THPT. Trường này chịu sự quản lý trực tiếp từ trường Đại học Tân Trào.
Việc những trường đại học thành lập trường THPT, phổ thông, tiểu học, mầm non vô hình trung tạo ra sự cạnh tranh không công bằng giữa các trường. Đứng ở góc độ nhà quản lí giáo dục, thầy Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội đồng Hệ thống giáo dục Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) cho biết, trong 10 năm gần đây, trường đại học mở rất nhiều trường phổ thông. Khi mở trường phổ thông, trường đại học có lợi thế hơn hẳn những trường tư thục là: Cơ sở vật chất lớn, đất đai của Nhà nước… Bà Nguyễn Kim Phượng, Chủ tịch Hội đồng giáo dục trường Everest cũng cho rằng, các trường y mở bệnh viện khá hợp lí, nhưng trường đại học sư phạm mở trường tiểu học là không hợp lý. Bởi hiện chúng ta có hệ thống giáo dục phổ thông để sinh viên thực tập và kiến tập ở đó nên phải tận dụng lợi thế đang sẵn có.
Cần thực hiện đúng nhiệm vụ
Bà Nguyễn Kim Phượng cho rằng, các trường đại học không nên mở các trường phổ thông vì tính chuyên môn hóa không cao. “Bản thân tôi xuất phát từ quản lí trường cao đẳng và khi quay lại quản lí trường mầm non, tiểu học vô cùng khó khăn. Từ việc này cho thấy, quản lí các cấp cần có sự chuyên môn hóa khác nhau”, bà Phượng cho biết.
Theo bà Phượng, các trường đại học mở trường phổ thông thì đội ngũ quản lí không chuyên nghiệp và không phục vụ đúng mục đích chính trị của Nhà nước giao. “Thực tế, những năm gần đây những người học đại học được xã hội sử dụng rất ít, các ngành kỹ thuật yếu kém, tại sao các trường không hoàn thiện những điều đó để làm tốt vai trò và trách nhiệm của Đảng và Nhà nước giao”, bà Phương đặt câu hỏi. Bà Phương nêu quan điểm, các trường đại học, cao đẳng phải tập trung đào tạo chuyên môn hóa, thực hiện đúng nhiệm vụ chính trị Đảng và Nhà nước giao để có những sản phẩm tốt cho đất nước. Hiện nay số học sinh đi du học rất nhiều và số quay trở về nước làm việc cũng chỉ được một phần. Một phần nguyên nhân do các trường đại học, cao đẳng chưa làm tốt nghĩa vụ của mình. Hơn nữa, đứng ở góc độ của một nhà quản lí giáo dục, bà Phượng cho rằng, các trường đại học đang lợi dụng ngân sách nhà nước để mở “cái nọ, cái kia” như vậy không hợp lí. “Trường Đại học Sài Gòn, Đại học Tân Trào đang lợi dụng ngân sách của nhà nước để đầu tư ngoài nhiệm vụ chính trị”, bà Phương khẳng định.
Nếu làm một phép so sánh thì có thể thấy, các trường phổ thông, THCS, tiểu học thuộc trường đại học có điều kiện cơ sở vật chất tốt hơn hẳn những trường tư thục, bởi trường có ngân sách của Nhà nước. Bên cạnh đó, dựa vào danh tiếng của trường đại học, những trường này cũng gặp nhiều thuận lợi trong công tác tuyển sinh. Từ thực tế này, bà Bùi Thị An, nguyên Đại biểu Quốc hội khóa XIII cho biết, những đại học công lập chi tiêu hoàn toàn bằng ngân sách nhà nước không được phép “đẻ” ra những mô hình giáo dục khác làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của các trường. Hiện tại Luật chưa cho phép các trường đại học công lập mở trường mầm non. Thời gian tới, nếu Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu thấy mô hình trường phổ thông trong trường đại học hoạt động hiệu quả thì đề xuất Chính phủ, Quốc hội để có cơ chế hoạt động hiệu quả.