【ket bong da phap】Bài 2: Chưa hài hòa lợi ích

时间:2025-01-11 17:12:15 来源:88Point

Việc nhà đầu tư xây chợ mới khang trang nhưng chỉ lo tận thu mà bỏ quên quyền lợi của người kinh doanh thì khó mang lại hiệu quả lâu dài.

Bên trong chợ Phường VII,ưahihalợket bong da phap thành phố Vị Thanh hiện được bố trí thành khu vực bày bán sản phẩm tự tiêu tự sản.

Phát sinh nhiều mâu thuẫn, vì đâu ?

Không phải lần đầu tiểu thương các chợ Trà Lồng (phường Trà Lồng, thị xã Long Mỹ) hay Vị Thanh (phường III, thành phố Vị Thanh) bày tỏ bức xúc. Bởi các vướng mắc phát sinh chủ yếu xoay quanh vấn đề thu phí quản lý chợ, hay những quy định dường như cứng nhắc đã không ít lần dẫn đến mâu thuẫn giữa các tiểu thương với doanh nghiệp. Nguyên nhân chủ yếu là do một số doanh nghiệp chỉ quan tâm đến kinh tế và lợi nhuận trước mắt mà chưa có phương án quản lý, khai thác chợ mang tính bền vững, lâu dài. Trong đó có việc thiếu minh bạch trong các khoản phí, bố trí lô sạp tại chợ.

“Lúc còn ở chợ cũ, chúng tôi buôn bán được lắm, tiền đóng lô cũng thấp nữa. Khi vào chợ mới tôi biết thuê kiốt giá cao hơn vì đây là chợ xã hội hóa, nhà đầu tư cần thu hồi vốn. Nhưng chúng tôi cần ở đây là sự thấu hiểu để lợi ích của nhà đầu tư không bị mất mà tiểu thương cũng có chỗ bán ổn định hơn. Chứ vài ngày lại sinh ra quy định mới, hết chuyện này đến chuyện kia thì làm sao người bán sống nổi”, ông Nguyễn Giang Tân, tiểu thương ở chợ Trà Lồng, chia sẻ.

Còn bà Nga, chủ tiệm tạp hóa Thầy Le - Cô Nga, ở chợ Trà Lồng, bày tỏ: “Hiện tại việc mua bán tiệm của tôi đem lại doanh thu không cao, một ngày khoảng trăm ngàn thôi. Với mức thu như vậy thì chúng tôi không đủ chi phí để trang trải so với sức lao động mình bỏ ra. Mặt khác, người mua thì càng ngày càng ít, số người kinh doanh tại nhà càng nhiều nên tình hình rất khó khăn cho tiểu thương ở chợ này”. Quả thật, buôn bán ế ẩm là điều chẳng ai mong muốn. Bởi không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống tiểu thương mà còn tác động tiêu cực đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Chưa kể là gián tiếp tác động không tốt đến hình ảnh, uy tín của nhà đầu tư.

Có ý kiến cho rằng, khi có phát sinh mâu thuẫn, lẽ ra doanh nghiệp phải kịp thời có biện pháp tích cực hơn trong việc vận động, thuyết phục và chia sẻ lợi ích với các tiểu thương trong chợ. Đằng này, doanh nghiệp lại tiếp tục đưa ra một số quy định tuy đúng luật nhưng xét về điều kiện thực tế thì chưa hợp lý. Trong khi cách giải quyết từ phía địa phương chưa đáp ứng được kỳ vọng của đa số tiểu thương nên dẫn đến tình trạng bức xúc kéo dài.

Cần sự đồng thuận từ tiểu thương

Mục đích xây chợ không chỉ tạo nên vẻ khang trang thuận lợi buôn bán mà còn giúp người dân ổn định cuộc sống, hướng đến tạo thêm nguồn thu, phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương. Thế nên, chuyện ổn định sau khi chợ mới đi vào khai thác là vấn đề cần đặt lên hàng đầu. Bởi phần lớn các tiểu thương không quan tâm đến việc chợ mới to, đẹp hơn chợ cũ như thế nào, mà điều duy nhất họ quan tâm là quyền lợi và lợi ích của họ sau khi vào chợ mới buôn bán.

Ông Nguyễn Văn Thậm, Phó Giám đốc Sở Công thương Hậu Giang, cho biết: Ở chợ xã hội hóa, tiểu thương và doanh nghiệp thỏa thuận bằng hợp đồng. Trước khi vào chợ, một số tiểu thương do có năng lực kinh doanh yếu, vốn ít, trình độ hạn hẹp nên không đọc kỹ nội quy chợ. Vào chợ bán chưa được bao lâu bị thâm hụt vốn, dẫn đến phát sinh nhiều mâu thuẫn với nhà đầu tư chợ. Những mâu thuẫn này phải do hai bên tự giải quyết. Bài học kinh nghiệm là khi bước vào chợ mới là tiểu thương cần nghiên cứu kỹ những quy định, điều kiện của doanh nghiệp đưa ra. Khi đó, nếu thấy chưa hợp lý có thể ý kiến để nhà đầu tư xem xét giải quyết.

Cũng theo ông Thậm, khi nhà đầu tư xây dựng các quy định mua bán trong chợ cũng phải đảm bảo lợi ích chính đáng của tiểu thương. Mỗi chợ có quyền đưa ra nội quy riêng để quản lý nhưng phải dựa trên quy định của pháp luật. Những trường hợp mâu thuẫn, bức xúc phát sinh ở chợ nào thì gắn trách nhiệm với địa phương đó. Chính quyền địa phương phải hỗ trợ giải quyết cho cả hai phía. Giải pháp chính là gắn trách nhiệm của địa phương vào việc tạo sự ổn định cho các chợ đang hoạt động. Bởi, chợ là một phần trong những chỉ tiêu đánh giá thi đua hàng năm của địa phương. Dù thực hiện bằng giải pháp nào thì yếu tố quan trọng nhất là phải có sự đồng thuận từ các tiểu thương.

Nhiều ý kiến cho rằng hiện đại hóa, chuyên nghiệp trong mua bán ở các chợ truyền thống cần có lộ trình lâu dài và sự trợ giúp rất nhiều từ ngành chuyên môn. Vì vậy, việc quan tâm tới lợi ích của bà con tiểu thương, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và cả những vấn đề bức xúc để kịp thời có biện pháp tháo gỡ thấu tình, đạt lý mới là giải pháp trọng tâm mà địa phương và doanh nghiệp kinh doanh chợ cần hướng tới.

Không thể bắt tiểu thương chuyên nghiệp hóa trong thời gian ngắn

Trong số hơn 70 chợ trên toàn tỉnh thì phần lớn là chợ hạng III, sức tiêu thụ thấp, quy mô mua bán nhỏ. Cho nên việc yêu cầu tiểu thương phải có đủ điều kiện tài chính, chuyên nghiệp hóa trong “một sớm một chiều” quả không dễ chút nào, ngay cả ở chợ trung tâm, sức tiêu thụ cao. Minh chứng là không ít lần tiểu thương chợ Nàng Mau, huyện Vị Thủy bức xúc với nhà đầu tư nên nhiều lần buộc ngành chuyên môn tỉnh can thiệp mới giải quyết rốt ráo. Hay tiểu thương chợ Phường VII, thành phố Vị Thanh bỏ lô cũng có nguyên nhân từ bán ế ẩm, giá thuê lô chưa phù hợp với điều kiện thực tế. Hiện, dãy bên trong chợ Phường VII trở thành nơi buôn bán cho các hộ tự tiêu tự sản.

 

Bài, ảnh: KIM ĐIỀU

推荐内容