Bệnh viện tự chủ tài chính: Những vấn đề phát sinh. Bài 2: Cần cơ chế kiểm soát lạm dụng xét nghiệm,ệnhviệntựchủtàichínhNhữngvấnđềphátỷ số c3 chụp chiếu | |
Bệnh viện tự chủ tài chính: Những vấn đề phát sinh. Bài 1: Tuyến trên “dễ thở”, tuyến dưới “nhọc nhằn” |
Nhiều ý kiến lo ngại khi các bệnh viện công tự chủ để bảo đảm nguồn tài chính, sẽ dẫn đến việc lạm dụng thiết bị, bác sỹ chỉ định quá mức trong khám chữa bệnh dẫn đến chi phí khám chữa bệnh tăng, gây áp lực cho người bệnh, trong khi hiện nay chúng ta chưa có cơ chế giám sát chặt chẽ. Ý kiến của ông về vấn đề này? Và nếu có, cần phải làm gì để hạn chế, thưa ông?
Trước hết phải khẳng định Nhà nước không bắt buộc các đơn vị phải thực hiện TCTC theo một mẫu chung rập khuôn, các đơn vị đều được thực hiện TCTC nhưng theo 4 nhóm, mỗi nhóm có mức độ tự chủ khác nhau. Mức độ TCTC càng cao thì được tự chủ về hoạt động chuyên môn, tổ chức bộ máy, biên chế càng cao và ngược lại. Việc xác định mức độ tự chủ về tài chính của đơn vị đến đâu là trên cơ sở xác định khả năng cân đối nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp và chi hoạt động thường xuyên của đơn vị theo quy định của Bộ Tài chính.
Thực tế hiện nay, người dân ngày càng quan tâm đến sức khỏe của mình và của gia đình, nhu cầu chăm sóc sức khỏe, khám, chữa bệnh là rất lớn, các cơ sở y tế nhất là ở tuyến dưới chưa đáp ứng được yêu cầu, dẫn đến thường vượt tuyến. Vậy nên trách nhiệm của các cơ sở y tế là phải cung cấp các dịch vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân về sử dụng dịch vụ. Song, việc chỉ định thực hiện dịch vụ phải theo quy định, quy chế bệnh viện, hướng dẫn về chuyên môn, tùy vào thể trạng, thực tế bệnh tật, các trường hợp chỉ định không đúng sẽ bị xử lý theo quy định. Cơ quan quản lý cũng có nhiều hình thức để kiểm tra, giám sát việc chỉ định như bình bệnh án, giám định của cơ quan BHXH.
Để giảm bớt áp lực cho các đơn vị trong thực hiện TCTC tôi cho rằng cần phân loại đơn vị để giao tự chủ theo đúng khả năng của đơn vị, không giao cho đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên khi nguồn thu của đơn vị chưa đủ để bảo đảm hoạt động thường xuyên. Riêng đối với Trung tâm y tế huyện đa chức năng, ngân sách nhà nước cần tiếp tục cấp cho các hoạt động dự phòng, nâng cao sức khỏe, an toàn thực phẩm, dân số, hoạt động của trạm y tế xã. Đồng thời, tiếp tục thực hiện lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế theo Nghị định 16/NĐ-CP của Chính phủ để các đơn vị có nguồn lực nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng nguồn thu. Về phía Bộ Y tế, chúng tôi sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về thực hiện các quy trình chuyên môn, thực hiện tiêu chí chất lượng, quản lý tài chính, xử lý nghiêm các sai phạm nếu có.
Việc tiếp tục giao quyền để các đơn vị được thực sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm là tất yếu khách quan, phù hợp với xu hướng cải cách tài chính công của Chính phủ, phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vậy theo ông, cần có những giải pháp cụ thể ra sao để các bệnh viện khi thực hiện TCTC vừa bảo đảm được bài toán thu chi, vừa bảo đảm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho người dân?
Với các cơ sở thực hiện TCTC, trong khi giá dịch vụ y tế chưa tính đúng, tính đủ chi phí thì phải phân biệt rõ các hoạt động dịch vụ theo chức năng, nhiệm vụ nhà nước giao và các hoạt động, dịch vụ theo yêu cầu. Các dịch vụ sự nghiệp công do nhà nước giao, ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ hoặc một phần chi phí thực hiện thì nhà nước phải cấp ngân sách (thông qua việc đặt hàng, giao nhiệm vụ) để các bệnh viện có đủ kinh phí thực hiện dịch vụ.
Trường hợp giao quyền tự chủ cho cả các đơn vị hạch toán độc lập, trực thuộc bệnh viện công khi đơn vị trực thuộc này tự chủ được chi thường xuyên hoặc tự chủ được chi thường xuyên và chi đầu tư cũng cần chính sách cụ thể về nhân lực, tài chính. Theo đó, tại các đơn vị này sẽ có quy định cụ thể về biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước, biên chế sự nghiệp không hưởng lương từ ngân sách nhà nước làm cơ sở để thực hiện lộ trình giảm số biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo Nghị quyết 19-NQ/TW. Ngoài ra, Bộ Y tế cho phép các bệnh viện công có nguồn thu được quyết định số biên chế không hưởng lương từ ngân sách nhà nước để có nguồn nhân lực bảo đảm và phát triển các hoạt động.
Bộ Y tế cũng tiếp tục lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế, nhất là tiền lương phải bảo đảm chi trả hợp lý cho cán bộ y tế. Bộ cũng giao cho các đơn vị dự toán độc lập thuộc các bệnh viện, đơn vị sự nghiệp công đã tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc chi thường xuyên và chi đầu tư được tự chủ trong việc quyết định biên chế, đấu thầu, không phải thông qua bệnh viện hoặc đơn vị sự nghiệp cấp trên.
Với lo ngại về lạm dụng chụp chiếu khi thực hiện TCTC, thời gian qua Bộ Y tế đã có văn bản cụ thể hướng dẫn việc liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư của các bệnh viện, giữa các bệnh viện công với nhau hoặc giữa bệnh viện công và bệnh viện tư. Quan điểm của Bộ Y tế là khuyến khích và có cơ chế sáp nhập các bệnh viện công với nhau để không phải đầu tư bệnh viện nhưng các bệnh viện hỗ trợ nhau để phát triển kỹ thuật, nâng cao trình độ chuyên môn, đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về thực hiện các quy trình chuyên môn, thực hiện tiêu chí chất lượng, quản lý tài chính, xử lý nghiêm các sai phạm nếu có.
Trước những khó khăn về cơ chế, chính sách mà các bệnh viện đang gặp phải khi TCTC như việc đãi ngộ, thu hút đối với cán bộ y tế, đặc biệt là các chuyên gia, thầy thuốc giỏi chưa hợp lý; giá dịch vụ y tế chưa tính đủ chi phí; việc xã hội hóa đầu tư khó thực hiện do hành lang pháp lý chưa hoàn thiện, Bộ Y tế sẽ có giải pháp nào khắc phục, thưa ông?
Chủ trương, chính sách pháp luật về xã hội hóa dịch vụ công nói chung, dịch vụ y tế nói riêng đã được quy định tại nhiều văn kiện, Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, trong các Nghị định về khuyến khích xã hội hóa, về tự chủ, hợp tác công- tư của Chính phủ. Các văn bản và quy định của Nhà nước đã cho phép, khuyến khích các đơn vị sự nghiệp y tế công lập được vay vốn, huy động vốn; sử dụng tài sản để liên doanh, liên kết; thành lập các cơ sở hạch toán độc lập để hoạt động dịch vụ.
Trong thời gian tới, nhu cầu đầu tư của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập, đặc biệt là các bệnh viện là rất lớn, trong khi nguồn vốn đầu tư công trung hạn rất hạn chế, do đó, việc xã hội hóa, vay vốn, liên doanh, liên kết, hợp tác để đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của các đơn vị là rất hết sức cần thiết. Đây được xem là giải pháp quan trọng để mở rộng và phát triển các dịch vụ y tế, không chỉ thực hiện các dịch vụ khám, chữa bệnh theo yêu cầu mà còn phục vụ cả các hoạt động chuyên môn theo chức năng, nhiệm vụ được giao (như khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, thực hiện các nhiệm vụ nhà nước giao, đặt hàng).
Vì vậy, để tạo điều kiện khuyến khích xã hội hóa trong y tế, các đơn vị phải căn cứ định mức sử dụng một số loại thiết bị y tế có giá trị lớn như PET CT, MRI, CT Scanner, gia tốc … và nhu cầu thực tế của người bệnh để xây dựng các đề án liên doanh, liên kết theo quy định. Bộ Y tế cũng yêu cầu các bệnh viện phải xây dựng hướng dẫn cụ thể việc vay vốn, huy động vốn, liên doanh, liên kết của các đơn vị, chuyển dần việc liên doanh, liên kết đặt máy sang vay vốn ngân hàng thương mại. Các đơn vị phải xác định các thiết bị nào cần vay vốn, cần liên doanh, liên kết, cần sử dụng quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, dùng ngân sách để việc đầu tư có hiệu quả nhất, tránh đầu tư dàn trải, không hiệu quả.
Xin cảm ơn Vụ trưởng!
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Bộ Y tế sẽ phối hợp tháo gỡ khó khăn cho các bệnh viện Khi thực hiện cơ chế TCTC nhiều bệnh viện đã chuyển từ tư duy “phục vụ” sang “cung ứng dịch vụ”. Tuy nhiên, quá trình thực hiện phát sinh bất cập. Nhiều bệnh viện, trung tâm y tế huyện, bệnh viện y học cổ truyền, bệnh viện điều dưỡng phục hồi chức năng... cung ứng được ít dịch vụ, có nguồn thu thấp, thu không đủ chi nhưng vẫn phân loại và giao là đơn vị tự bảo đảm được chi thường xuyên nên rất khó khăn trong việc bảo đảm nguồn tài chính cho các hoạt động; dễ dẫn đến việc chỉ định quá mức cần thiết các dịch vụ, hoặc chỉ định nhập viện để điều trị nội trú chưa đúng quy định. Bên cạnh đó, việc tạm ứng, thanh toán BHYT còn chậm, đặc biệt là phần vượt trần, vượt quỹ khám chữa bệnh BHYT. Do vậy, để tháo gỡ những vướng mắc, trong thời gian tới, việc tự chủ phải tiến hành phân loại và giao quyền tự chủ cho các đơn vị theo các nguyên tắc xây dựng tiêu chí dựa trên khả năng thu và dự toán chi theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức; có quy định, hướng dẫn cụ thể về phân loại và giao tự chủ cho các bệnh viện có nhiều cơ sở trực thuộc. Đồng thời Bộ Y tế sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan từng bước tháo gỡ khó khăn cho các bệnh viện. (Trích ý kiến của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tại Phiên giải trình về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về cơ chế tự chủ đối với bệnh viện công lập do Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức ngày 3/10.) |