您的当前位置:首页 > World Cup > 【kết quả girona】Nhiều thách thức triển khai kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam 正文
时间:2025-01-26 01:11:45 来源:网络整理 编辑:World Cup
Nhiều doanh nghiệp đã tiên phong thực hiện kinh tế tuần hoànSáng 26/10, Viện Chiến lược và chính sác kết quả girona
Sáng 26/10,ềutháchthứctriểnkhaikinhtếtuầnhoàntạiViệkết quả girona Viện Chiến lược và chính sách tài chính (Bộ Tài chính) tổ chức Hội thảo Chính sách tài chính phát triển kinh tế tuần hoàn ở một số quốc gia và khuyến nghị cho Việt Nam.
Phát biểu khai mạc hội thảo, TS. Lê Thị Thùy Vân - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và chính sách tài chính cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định về Đề án phát triển kinh tế tuần hoàn (KTTH), trên cơ sở đó nâng cao nhận thức của các bộ, ngành, doanh nghiệp và người dân về vấn đề này. Chính phủ đã khuyến khích nâng cao nhận thức đối với doanh nghiệp là đổi mới mô hình kinh doanh, ở góc độ người dân đó là nâng cao nhận thức của từng cá nhân trong cộng đồng về KTTH.
|
TS. Lê Thị Thùy Vân cho biết, các cơ chế chính sách hiện đang được triển khai. Đã có nhiều doanh nghiệp đi tiên phong trong thực hiện KTTH, như: Tân Hiệp Phát, Vinamilk, Heineken… đã thiết kế mô hình kinh doanh hướng đến tái chế và phát triển KTTH. Tuy nhiên, quá trình thực hiện cũng gặp không ít khó khăn, như về nhận thức, công nghệ, nguồn lực, đòi hỏi Chính phủ, doanh nghiệp và người dân phải hướng đến hoàn thiện cơ chế chính sách để phát triển KTTH.
Thông tin đến hội thảo, TS. Lê Thị Thùy Vân cho biết, hiện có 30 quốc gia xây dựng được lộ trình phát triển KTTH, như tại Đan Mạch, Thụy Điển và nhiều nước khác tại châu Âu. Do đó, việc tham khảo kinh nghiệm các nước để có chính sách cho Việt Nam là cần thiết. Hội thảo đã đề cập đến những nội dung: xu hướng phát triển KTTH của thế giới; kinh nghiệm của các nước và đánh giá xu hướng của Việt Nam, trong đó có việc rà soát các chính sách để có hướng đi phù hợp (thuế, tín dụng, huy động vốn trên thị trường tài chính).
Hội thảo cũng đặt ra một số vấn đề trong phát triển KTTH, như: nguồn lực, về các rủi ro tài chính trong mô hình KTTH, có giải pháp khuyến khích các doanh nghiệp như chính sách hỗ trợ từ phía Chính phủ, đảm bảo bù đắp cho họ những tổn thất ban đầu để vận hành KTTH, tạo động lực khuyến khích cho các doanh nghiệp chuyển đổi từ nhận thức đến hành vi và sản xuất, tiêu dùng…
Tham luận tại hội thảo, TS. Nguyễn Hoàng Nam - Khoa Môi trường, biến đổi khí hậu và đô thị Đại học Kinh tế quốc dân cho biết, khái niệm KTTH sớm được đưa ra từ những năm 60, 70 của thế kỷ trước bởi một số nhà kinh tế môi trường và kinh tế sinh thái. Trải qua nhiều năm khái niệm này đã được hoàn thiện với khoảng 180 định nghĩa khác nhau.
Theo TS. Nguyễn Hoàng Nam, khâu thiết kế là khâu đầu để thực hiện KTTH, hiện có khái niệm “thiết kế chất thải”, cần lưu ý khi sản phẩm đó hoàn thành vòng đời của mình, phải tính đến chất thải đó có ảnh hưởng đến môi trường hay không. Hiện nay nhiều hãng nước ngọt đã thay đổi từ chai nhựa xanh đỏ bắt mắt thành chai thủy tinh tái chế, hãng đã tiết kiệm chi phí. Như vậy, “KTTH có tác dụng tốt cho môi trường và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp” - TS. Nam khẳng định.
Ảnh: Minh họa. |
Ở góc độ làm nghiên cứu và kinh nghiệm từ các nước, theo TS. Nguyễn Hoàng Nam, nhiều nước đã từng bước đưa chất thải trở thành tài nguyên, tái sử dụng tài nguyên có thể là kênh tiếp cận mới, coi chất thải là tài nguyên thứ cấp.
Ở Việt Nam, khái niệm KTTH đã có từ năm 1998, nhiều khái niệm được đưa ra, như: “công nghệ xanh”, “ít tiêu hao năng lượng”… Nhưng chỉ đến năm 2020, khi có Luật Bảo vệ môi trường (BVMT), chúng ta mới đề cập đến khái niệm KTTH và có điều khoản riêng về KTTH. Tại Điều 142 của Luật BVMT, định hướng áp dụng từ thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và tuần hoàn vật liệu. Phân loại rác thải tại nguồn cũng được quy định trong luật. Đây là vấn đề hết sức quan trọng, bởi theo người Nhật “trên thế giới này không có rác thải mà chỉ khi chúng ta trộn với nhau thì nó mới là rác thải”.
Tại hội thảo, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu cho rằng, phân loại rác thải góp phần giúp Việt Nam giảm rủi ro về môi trường. Tuy nhiên, trong thực hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều người cho rằng, việc tính giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo khối lượng hoặc thể tích chất thải thay cho mức giá cố định theo đầu người hiện nay, thực hiện trước 31/12/2024, là khó thực hiện ở Việt Nam. Tuy quy định này đã được nêu rõ tại Điều 79 trong Luật BVMT.
Đối với vai trò của Bộ Tài chính, có ý kiến cho rằng, Bộ Tài chính rất quan trọng, có vai trò “chủ chi” và đề xuất các cơ chế chính sách, cơ chế tài chính để thúc đẩy các cơ quan, bộ, ngành thực hiện KTTH. KTTH có thể được hưởng ưu đãi và tín dụng xanh, trái phiếu xanh; thúc đẩy mua sắm công xanh; thúc đẩy thị trường vật liệu thứ cấp.
Theo TS. Lê Xuân Sang - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, hiện nay khung pháp lý và chính sách, nguồn lực tài chính của Việt Nam đến nay chủ yếu và trực diện cho các chương trình, dự án BVMT, tăng trưởng xanh, biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, chống biến đổi khí hậu, mà không có nhiều nguồn tài chính công trực tiếp cho phát triển KTTH.
TS. Lê Xuân Sang cho rằng, thời gian tới KTTH có cơ hội phát triển, nhưng trong ngắn và trung hạn, thách thức là chủ yếu, do đó cần cân nhắc cách tiếp cận trong xây dựng chính sách thuế đối với KTTH trong 3 vòng đời sản phẩm theo khung của EU, tính đến đặc điểm, trình độ phát triển và các điều kiện nội tại của Việt Nam, xem xét cả cơ hội, thách thức và các nhân tố mới ảnh hưởng tới phát triển KTTH ở Việt Nam.
Theo đó, Chính phủ cần tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung hệ thống chính sách thuế, phí hiện hành, xác định mức thuế suất phù hợp đối với các loại hàng hóa thuộc diện được ưu đãi để đảm bảo tính thống nhất và minh bạch giữa các chính sách thuế, như thuế BVMT, thuế tài nguyên, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu…
Việc thực hiện KTTH trên thực tế cần có lộ trình, ưu tiên phát triển dựa trên nhu cầu thị trường và đòi hỏi của xã hội Việt Nam. Bên cạnh đó, cần tuyên truyền để nâng cao nhận thức, hành vi của người dân, doanh nghiệp trong sử dụng và trong sản xuất kinh doanh, hướng tới nền kinh tế xanh, tăng trưởng xanh./.
Tăng trưởng nhưng không ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc và Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đều cho rằng KTTH “là cách tốt nhất để phá vỡ mối liên hệ lâu nay giữa tăng trưởng kinh tế và các ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường”. Theo đó, KTTH hiện nay không chỉ là quản lý chất thải và tận dụng chất thải, mà cần xem xét KTTH theo một hệ thống gồm đầy đủ các bước, như: thiết kế, sản xuất, tiêu dùng, quản lý chất thải, từ chất thải trở lại thành tài nguyên. “Cách tiếp cận hệ thống với những bước trên là điểm khác biệt căn bản của KTTH hiện nay” - TS. Nguyễn Hoàng Nam nhấn mạnh. |
Apple đang nghiên cứu loại màn hình mới thách thức AMOLED2025-01-26 01:04
Người đàn ông bị bắt vì đăng một tấm ảnh lên Facebook2025-01-26 00:47
11.000 DN mới, gần 2.000 DN hoạt động trở lại trong tháng 62025-01-26 00:17
Ông Trương Công Thắng được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Masan Consumer2025-01-26 00:09
Văn hóa Việt lên ngôi trong Lễ hội Ánh sáng phương Đông2025-01-25 23:56
Bkav cho đặt mua tai nghe Make in Vietnam, lần đầu ra khái niệm “đặt móng”2025-01-25 23:18
Nhiều lợi ích khi chi trả các chế độ chính sách qua bưu điện2025-01-25 23:02
Camera sẽ phải Make in Vietnam để đảm bảo an toàn2025-01-25 22:56
Dự báo thời tiết 17/9: Miền Bắc nắng gián đoạn, khả năng mưa chiều tối2025-01-25 22:44
Điều hãi hùng xảy ra khi 5 đứa trẻ đốt pháo trên nắp cống2025-01-25 22:35
Chủ tịch Hội phụ nữ tận tâm, trách nhiệm2025-01-26 01:09
Vinamilk chăm sóc sức khỏe cho trên 5.000 người cao tuổi2025-01-26 01:01
Cao su Tây Ninh hoàn thành 70% kế hoạch lợi nhuận cả năm2025-01-26 00:39
2 tổng công ty của Bộ Xây dựng sẽ IPO trong quý 3/20172025-01-26 00:31
Chuẩn bị tổ chức tốt đại hội đảng bộ các cấp2025-01-26 00:03
Tin tặc bỏ túi 590 triệu USD sau các vụ tấn công bằng mã độc tại Mỹ2025-01-26 00:01
Nhận 300.000 USD nhờ bẻ khoá iPhone 13 Pro2025-01-25 23:30
Kinh doanh sòng phẳng cùng báo chí "sạch"2025-01-25 23:22
Sắp mưa lớn từ miền Trung vào Nam, cần chủ động ứng phó sạt lở và lũ quét2025-01-25 23:09
Ông Đặng Thành Tâm "chia tay" dự án 100 tầng ở Hà Nội2025-01-25 23:02