Ẩm thực miền Trung không chỉ ngon mà còn đẹp mắt Thiếu tính liên kết Trên “bản đồ” ẩm thực của Việt Nam,ẨmthựcmiềnTrungcầntạothànhchuỗiliênkếkqbd u20 châu á miền Trung có vị trí nổi bật với nhiều đặc sản không lẫn với những vùng miền khác, nhất là ẩm thực cung đình. Ẩm thực miền Trung sở hữu những thế mạnh lớn, như cách thức chọn lựa nguyên liệu, chế biến, bày biện và thưởng thức món ăn ẩn chứa nhiều nét tinh tế riêng biệt... Tại lễ trao Giải thưởng Du lịch quốc tế - World Travel Awards (WTA) 2019 khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam lần đầu tiên được thế giới công nhận và ghi danh là “Điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á”. Trang du lịch của CNN từng vinh danh nhiều món từ miền Trung có hương vị hấp dẫn khách quốc tế nhất. Không ít kênh truyền hình, tạp chí ẩm thực thế giới đã tìm đến Huế, Hội An, Đà Nẵng để làm các phóng sự về ẩm thực Việt Nam… Theo các chuyên gia, tâm lý của khách du lịch khi đi đến bất cứ đâu, họ không chỉ muốn thưởng thức hương vị của món ăn địa phương mà còn muốn dùng bữa theo cách của người dân bản địa. Chẳng hạn như ẩm thực cung đình, thưởng thức trong không gian được tái hiện như ngày xưa rất được nhiều khách lựa chọn. Thương hiệu là điều đã được khẳng định. Tiềm năng và thế mạnh để khai thác du lịch cũng được đánh giá, nhìn nhận, nhưng ẩm thực mỗi địa phương khai thác theo một hình thức khác nhau. Chưa có sự liên kết đủ lớn để tạo thành những tour tuyến liên vùng, có tính hỗ trợ. Liên kết chưa tốt nên ở khía cạnh quảng bá cho ẩm thực miền Trung chỉ dừng lại ở những hoạt động đơn lẻ, thiếu chiều sâu. Điều này phần nào cho thấy có một sự bất hợp lý, nhất là trong bối cảnh kinh doanh ẩm thực đang là một lĩnh vực được chú trọng của ngành “công nghiệp” không khói. Trong các hội chợ, diễn đàn du lịch cũng chưa dành sự quan tâm đúng mức cho ẩm thực vùng, có chăng chỉ là những gian hàng nhỏ, tách biệt. Hội Lữ hành Thừa Thiên Huế nhìn nhận, trong hành trình đi du lịch, du khách trong nước lẫn quốc tế thường lựa chọn đi chuỗi điểm đến, chứ không một điểm riêng lẻ. Như đến miền Trung, ba địa phương “Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam” là sự lựa chọn hàng đầu, gần đây mở rộng ra Quảng Trị, Quảng Bình. Đúng là lâu nay lĩnh vực ẩm thực bị “bỏ qua” trong việc xây dựng tour tuyến chung. Tour chuyên về thưởng thức ẩm thực, học nấu ăn của các địa phương chưa có. Ẩm thực chỉ dừng lại ở các bữa ăn thông thường của du khách trong mỗi chuyến đi. Ẩm thực là loại hình du lịch hấp dẫn cần được khai thác tốt hơn (Ảnh chụp trước thời điểm bùng phát dịch COVID-19) Liên kết xây dựng tour tuyến Câu hỏi làm cách nào để ẩm thực miền Trung thật sự tới gần hơn với du khách được nhìn nhận, đánh giá tại buổi tọa đàm trực tuyến “Giá trị thực dụng - Nền văn hóa ẩm thực miền Trung” do Tổng cục Du lịch phối hợp với các địa phương, cơ quan liên quan tổ chức vừa qua. Trong đó, các chuyên gia cho rằng, để ẩm thực miền Trung thật sự trở thành sản phẩm “đinh” thu hút khách cần tập trung vào nhiều vấn đề, như chuẩn hóa cơ sở ẩm thực, áp dụng công nghệ cao, gia tăng kết nối giữa các địa phương; giữa các nghệ nhân và doanh nhân, chính sách tạo điều kiện… Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh định hướng, du lịch đang làm cho các giá trị của ẩm thực Việt Nam được tôn vinh và tỏa sáng. Để quảng bá hơn nữa giá trị của ẩm thực Việt Nam nói chung và ẩm thực miền Trung nói riêng tới bạn bè quốc tế trong giai đoạn hậu COVID-19, cần có sự kết nối hiệu quả giữa cơ quan quản lý Nhà nước, hiệp hội, địa phương, doanh nghiệp… trong việc xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa ẩm thực. Ẩm thực phải gắn với sản phẩm “Con đường di sản miền Trung”, sản phẩm đã tạo được thương hiệu. Từ đó, tăng sức lan tỏa tới các vùng miền khác trong cả nước, chuẩn bị sẵn sàng cho giai đoạn mở cửa. Ông Nguyễn Văn Phúc, Phó Giám đốc Sở Du lịch cho biết, với sự hội nhập ngày càng lớn, du lịch mỗi địa phương trong khu vực không thể tách rời khỏi nhau. Thời gian đến, ẩm thực sẽ được chú trọng nhiều hơn, xây dựng vị trí xứng đáng của một loại hình du lịch quan trọng hàng đầu của miền Trung. Trước hết, cơ quan quản lý du lịch các địa phương sẽ bàn bạc các giải pháp liên kết, sau đó là định hướng để các doanh nghiệp hợp tác, khi đó mới mang tính chiều sâu và thực chất. Ông Lê Tân, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam (VCCA) cho rằng, doanh nghiệp phải là chủ thể. Doanh nghiệp sẽ xây dựng thương hiệu, vấn đề sống còn để ẩm thực có thể đứng vững trên thị trường. Muốn làm được điều đó, yếu tố quyết định là nghệ nhân và doanh nhân phải “bắt tay” với nhau. Sau đó là các phương án kinh doanh về thị trường, quảng bá, chất lượng dịch vụ… “Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam đang tổ chức chuỗi sự kiện “Du lịch văn hóa ẩm thực – Con đường di sản miền Trung”. Mục tiêu của chuỗi sự kiện là hướng tới việc liên kết “bốn nhà”: Nhà nước, nhà nghiên cứu (nghệ nhân), nhà nông và nhà kinh doanh để có một hướng đi, lan tỏa ẩm thực miền Trung một cách có chiều sâu hơn”, ông Lê Tân nhấn mạnh. Bài, ảnh: Quang Sang |