【vdqg australia】Đề xuất tăng lương cho nhà khoa học
Bộ trưởng Nguyễn Quân là nhà khoa học, từng công tác tại Đại học Bách khoa Hà Nội. Ảnh: TTXVN |
Địa phương dùng tiền cho khoa học vào mục đích khác
Khai mạc và chỉ đạo phiên giải trình, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh: Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hoạt động KH&CN đã bộc lộ một số yếu kém như: năng lực KH&CN quốc gia còn chưa tương xứng với vai trò là động lực then chốt và nền tảng cho quá trình phát triển đất nước; công tác tổ chức, quản lý nhà nước về KH&CN đổi mới còn chậm; tổng đầu tư xã hội, nhất là đầu tư từ doanh nghiệp cho KH&CN còn thấp, sử dụng chưa hiệu quả; cơ chế tài chính cho KH&CN còn mang nặng tính hành chính, không phù hợp với đặc thù hoạt động nghiên cứu, sáng tạo.
Trong đó vấn đề đổi mới cơ chế chính sách tài chính và huy động các nguồn lực đầu tư cho KH&CN là một trong những vướng mắc lớn nhất cần có giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN.
Trong báo cáo giải trình trình bày trước các đại biểu, Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân cho rằng: Vấn đề bất cập chủ yếu trong việc quản lý nội dung đầu tư thực hiện các nhiệm vụ KH&CN trên cơ sở phương thức phân bổ ngân sách nhà nước (NSNN). Bộ trưởng lý giải, Bộ KH&CN là cơ quan chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Chính phủ về 2% tổng chi NSNN cho KH&CN, nhưng trên thực tế Bộ KH&CN chỉ chủ động quản lý được nội dung, điều tiết và giám sát hiệu quả đầu tư triển khai các nhiệm vụ KH&CN.
“Vốn NSNN dành cho KH&CN ở địa phương chiếm khoảng 36% tổng chi NSNN dành cho KH&CN, nhưng trên thực tế ở nhiều địa phương đã điều chuyển kinh phí dành cho KH&CN để giải quyết các vấn đề cấp bách không thuộc lĩnh vực KH&CN”, Bộ trưởng Nguyễn Quân dẫn chứng.
Cũng theo Bộ trưởng Bộ KH&CN, việc áp đặt cơ chế kế hoạch hóa cứng nhắc (quy trình hóa về thời gian xác định nhiệm vụ KH&CN gắn liền với việc xây dựng kế hoạch hằng năm, bắt đầu khoảng tháng 3 và kết thúc vào ngày 31/7 hàng năm và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính) là không phù hợp với đặc thù, không đáp ứng yêu cầu về tiến độ của hoạt động KH&CN, không tạo điều kiện cho cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN bảo đảm sử dụng đúng mục đích và hiệu quả nguồn kinh phí của nhà nước cấp cho KH&CN.
“Bên cạnh đó, còn có bất cập trong điều chỉnh kinh phí thực hiện nhiệm vụ KH&CN phù hợp với thực tế nghiên cứu triển khai và hiệu quả đầu tư. Ngoài ra, việc thanh quyết toán dựa trên việc kê khai các hóa đơn, chứng từ chi tiết dẫn đến tình trạng thiếu trung thực trong việc thanh quyết toán các nhiệm vụ nghiên cứu. Một số nội dung chi, định mức chi quy định không phù hợp với thực tế nội dung nghiên cứu triển khai, đôi khi chỉ quan tâm đến số lượng mà không đánh giá đúng chất lượng, giá trị khoa học và công sức nghiên cứu của các nhà khoa học”, Bộ trưởng Nguyễn Quân nói.
Nên có chính sách lương, phụ cấp riêng cho các nhà khoa học
Bày tỏ sự đồng tình với những bất cập về cơ chế tài chính mà hoạt động KH&CN đang gặp phải, đại biểu Bùi Thị An (Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội) khẳng định: KH&CN có đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng đất nước thời gian qua, nhưng KH&CN chưa là động lực cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là vì đầu tư cho KH&CN chưa đủ ngưỡng, chưa khuyến khích được các nhà khoa học…
Với tinh thần thẳng thắn, đại biểu Bùi Thị An nêu câu hỏi cho Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Thị Minh: Vì sao kinh phí cho KH&CN luôn bị chậm? Vì sao nhà khoa học luôn phải chờ, đợi kinh phí và liệu Bộ Tài chính có nắm được những thất thoát do nghiên cứu KH&CN là bao nhiêu?
Trả lời câu hỏi của đại biểu Bùi Thị An, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Thị Minh cho rằng, Bộ đã và luôn đồng hành cùng Bộ KH&CN để đề xuất, tham mưu, xây dựng nghị định của Chính phủ có ngân sách chính đáng cho hoạt động KH&CN. Vấn đề là làm sao nội dung, đề tài của các nhà khoa học được phê duyệt; nếu muốn đổi mới để ngân sách nhanh đến tay các nhà khoa học thì bản thân các nhà khoa học phải đổi mới, phải chuẩn bị đề tài phù hợp với yêu cầu thực tiễn, có đầy đủ thủ tục theo quy định...
Về vấn đề thất thoát trong KH&CN là bao nhiêu? Thứ trưởng Bộ Tài chính khẳng định: Đây là vấn đề khó đánh giá vì đề tài KH&CN định tính hơn định lượng khi xét về tổng thể. Liên quan đến chuyện tiền lương đối với các nhà khoa học còn eo hẹp, chưa có phụ cấp ngành, Thứ trưởng Nguyễn Thị Minh cho rằng: “Nhiệm vụ khoa học là ngành đặc thù, kết tinh nhiều trí tuệ, nên chăng có chính sách lương, phụ cấp riêng cho các nhà khoa học và cần phân tầng lương cho các nhà khoa học theo chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu”.
Trước hàng loạt câu hỏi của các vị đại biểu về những bất cập trong việc quản lý nội dung đầu tư thực hiện các nhiệm vụ KH&CN trên cơ sở cơ cấu và phương thức phân bổ nguồn NSNN, Bộ trưởng Nguyễn Quân cho rằng, công tác phân bổ ngân sách KH&CN vẫn mang tính hành chính bao cấp, chia theo tỷ lệ, tiền lệ của năm trước cho các bộ, ngành, địa phương mà chưa thực sự căn cứ theo hiệu quả hoạt động, năng lực và nhu cầu thực tế; bất cập trong việc thống nhất quản lý nội dung nhiệm vụ KH&CN (Bộ KH&CN) với quản lý tài chính (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính) trong việc phân bổ và sử dụng kinh phí cho KH&CN.
Về vấn đề, làm sao để huy động nguồn lực đầu tư cho KH&CN, Bộ trưởng Nguyễn Quân cho biết, Bộ đã thống nhất với Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi Luật KH&CN theo 2 phương án: Thứ nhất, doanh nghiệp nhà nước phải trích một tỷ lệ tối thiểu thu nhập tính thuế để đầu tư cho KH&CN thông qua quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp hoặc địa phương nơi doanh nghiệp đăng ký hoạt động, đồng thời có chính sách khuyến khích doanh nghiệp nhà nước đầu tư cho KH&CN. Thứ hai, tất cả doanh nghiệp phải trích một tỷ lệ tối thiểu thu nhập tính thuế để đầu tư cho KH&CN thông qua quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp hoặc của địa phương nơi doanh nghiệp đăng ký hoạt động.
Kết luận phiên giải trình, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng đánh giá cao sự chuẩn bị giải trình của Bộ KH&CN cũng như những ý kiến thẳng thắn của các vị đại biểu Quốc hội nhằm nêu bật những hạn chế, bất cập của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về cơ chế tài chính; đánh giá, giải trình về việc thực thi chính sách, pháp luật, về trách nhiệm của các Bộ có liên quan trong việc huy động, phân bổ, sử dụng và kiểm tra thực hiện chi ngân sách nhà nước và các nguồn đầu tư khác cho KH&CN; về phương hướng, giải pháp đổi mới cơ chế tài chính và huy động các nguồn lực đầu tư cho KH&CN…
Ông đề nghị, thời gian tới, các bộ, ngành liên quan cùng nhau tháo gỡ những khó khăn hiện tại, góp phần quan trọng thúc đẩy hoạt động KH&CN theo hướng đổi mới, ứng dụng, chuyển giao công nghệ phục vụ sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất, chất lượng và năng lực cạnh tranh, tạo môi trường và động lực phát triển của thị trường công nghệ Việt Nam.
Theo Quân đội Nhân dân
本文地址:http://app.marimbapop.com/html/204e792140.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。