当前位置: 当前位置:首页 > La liga > 【alianza vs】10 câu nói tổn thương đừng bao giờ nói với bạn đời 正文

【alianza vs】10 câu nói tổn thương đừng bao giờ nói với bạn đời

2025-01-24 23:28:32 来源:88Point 作者:Cúp C2 点击:448次
{ keywords}
 

"Anh/em muốn ly hôn"

Khi bạn đe dọa rằng sẽ ly hôn,âunóitổnthươngđừngbaogiờnóivớibạnđờalianza vs bạn có thể sẽ hối hận về sau này. Điều này cho thấy bạn không thực sự cam kết rằng cuộc hôn nhân kéo dài mãi mãi, khiến bạn đời cảm thấy bị từ chối và không an toàn khi ở bên bạn. Khi bạn đã đề cập đến chuyện ly hôn thì cuộc hôn nhân của bạn đã bị tổn hại, ngay cả khi đó chỉ là lời đe dọa vu vơ. Bạn đang nói với vợ/chồng mình rằng bạn đã chuẩn bị bước một chân ra khỏi hôn nhân của hai người.

Theo Antonia Hall, nhà tâm lý học và chuyên gia về mối quan hệ, ly hôn không bao giờ là điều nên được nói ra, trừ khi bạn đã làm mọi cách để sửa chữa cuộc hôn nhân của mình. Còn nếu bạn đề cập đến nó một cách đùa cợt hay để đe dọa thì có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng và sự nghi ngờ của bạn đời. Và cuối cùng là làm tổn hại sâu sắc đến mối quan hệ.

"Anh/em là kẻ dối trá"

Antonia Hall nói: "Niềm tin là điều kiện bắt buộc để có mối quan hệ hạnh phúc, bền chặt. Nếu bạn nghi ngờ bạn đời của mình không trung thực và nói thẳng với nửa kia rằng bạn không tin tưởng họ thì sẽ phản tác dụng. Thay vào đó, hãy nói: "Thật khó để tin hoàn toàn vào câu chuyện anh/em đang kể". Cách nói này sẽ bớt khiêu khích và buộc tội hơn.

Còn theo Stacey Laura Lloyd, chuyên gia về hẹn hò của About.com, lắng nghe người kia sẽ tốt hơn là đưa ra những lời nói gay gắt, buộc tội. Bằng cách hỏi han, nắm bắt các thông tin trước, bạn sẽ hiểu rõ hơn về hành động, việc làm của vợ/chồng mình và sau đó có phản ứng phù hợp.

"Anh/em đang nhạy cảm quá đấy"

Đừng đưa ra những nhận xét về cách phản ứng của người kia như: "Anh/em hãy bình tĩnh đi; Đừng làm quá lên thế; Anh/em đang quá nhạy cảm đấy". Đôi khi, chúng ta đưa ra những nhận xét này để người kia không cảm thấy khó chịu nhưng lại khiến người kia thấy cảm xúc của mình không chính đáng hay không được lắng nghe. Laurel House, một chuyên gia huấn luyện hẹn hò cho biết: "Bạn đưa ra những nhận xét này vì muốn đối tác của mình cảm thấy an toàn khi thể hiện và nói lên sự tổn thương của mình mà không sợ bị phán xét. Nhưng ngược lại, họ có thể nổi điên hơn nữa.

Những cụm từ này được hiểu là xem thường và hạ thấp giá trị của người kia. Và họ sẽ đáp lại bằng sự tức giận và thù địch. Vì vậy, thay vì nhận xét về cách họ cảm nhận và phản ứng với vấn đề, bạn có thể giải quyết mọi việc tốt hơn bằng cách để họ trút bầu tâm sự và lắng nghe những gì họ đang nói.

"Anh luôn/không bao giờ…"

Khi bạn sử dụng những cụm từ như "lúc nào, luôn, không bao giờ", chúng hiếm khi trung thực hoặc hữu ích mà chỉ luôn gây tổn thương. Ví dụ như "Em lúc nào cũng muộn", "Anh không bao giờ bỏ quần áo bẩn vào máy giặt". Bạn đang nói với vợ/chồng của mình rằng họ không bao giờ làm bất cứ điều gì đúng và bạn nghĩ rằng họ không thể thay đổi.

Các nghiên cứu cho thấy rằng, khi bạn có vẻ hạ thấp người bạn đời thì hai người có khả năng dẫn tới ly hôn. Thay vì nói những lời tuyệt đối mang tính phán xét, hãy yêu cầu chính xác những gì bạn muốn và nói với họ rằng điều đó sẽ khiến bạn hạnh phúc thế nào. Ví dụ bạn có thể nói "Anh yêu, em rất hài lòng nếu buổi sáng anh nhặt quần áo, tất bẩn vứt trên sàn nhà và cho vào máy giặt".

"Nếu thật sự yêu em thì anh sẽ…"

Đây là cách gây hấn thụ động bạn thường dùng để truyền đạt nhu cầu của mình với người kia. Tuy nhiên, khi bạn nói theo cách này, bạn đang đặt họ vào thế phòng thủ. Vợ/chồng bạn không nên cảm thấy bị áp lực phải làm điều gì đó để chứng minh tình yêu của họ hoặc làm những thứ mà họ không muốn làm. Người kia không nên cảm thấy như họ đang bị thử thách để chứng minh tình yêu của mình dành cho bạn đời.

Thay vào đó, bạn hãy đưa ra yêu cầu một cách trực tiếp mà không thể hiện sự đối đầu, thử thách; tiếp cận với người kia theo một cách chân thực và kết nối với bạn, chứ đừng tạo ra sự chia rẽ. Bạn có thể nói: "Em nhớ khoảng thời gian bên anh và em muốn đi ăn tối vào cuối tuần này". Những cụm từ này sẽ mang lại cho bạn những gì bạn muốn.

"Em/Anh đã nói rồi mà"

Đây là câu nói mà rất nhiều người hay nói với vợ/chồng mình. Thông điệp không lời và không được chào đón qua câu nói này là bạn thông minh, giỏi giang hơn người kia. Nhận xét này cũng không có tác dụng gì để khắc phục tình hình. Không ai thích bị nói rằng mình ngốc nghếch hay cảm thấy bị coi thường. Khi mọi thứ diễn ra theo cách bạn dự đoán hơn là cách vợ/chồng bạn mong đợi thì họ cũng đã nhận ra điều đó và không cần phải được nhắc nhở nữa.

"Tôi giống người giúp việc à?"

Đừng nói với người kia những câu mỉa mai như "Tôi giống như người giúp việc à?", "Tôi là người giữ trẻ à?". Thoạt đầu, những lời mỉa mai có vẻ vô hại, nhưng chúng cũng có thể được sử dụng để bới móc vợ/chồng bạn và nói với người kia rằng bạn thất vọng về họ vì kỳ vọng nào đó của bạn không được đáp ứng.

Những câu nói châm biếm, mỉa mai sẽ khiến người bạn đời mệt mỏi, làm xấu đi mối quan hệ của vợ chồng bạn. Thay vào đó, bạn nên giải quyết vấn đề bằng sự yêu thương và chân thành, cách làm này sẽ khiến bạn được đối tác lắng nghe nhiều hơn.

Phê phán, chỉ trích bạn đời

Đừng bao giờ chỉ trích bạn đời bằng những câu như: "Anh/Em thật ngu ngốc" hay "Anh/Em bị sao vậy?", "Cha/Mẹ kiểu gì mà làm điều này chứ?", "Đó là ý tưởng thật tồi tệ". Vợ/chồng bạn muốn bạn trở thành người cổ vũ cho họ chứ không phải cảm thấy hai người như đang ở hai đội khác nhau hoặc bạn không tin tưởng anh ấy/cô ấy.

Bạn không nên là nhà phê bình, chỉ trích lớn nhất của anh ấy/cô ấy mà phải là người hâm mộ lớn nhất của bạn đời. Hỗ trợ, ủng hộ bạn đời là một phần thiết yếu của mối quan hệ hạnh phúc. Những cụm từ chỉ trích sẽ khiến bạn đời bị tổn thương lòng tự trọng và cuối cùng là ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ. Hãy quan tâm đến bạn đời và họ cũng sẽ muốn hỗ trợ và quan tâm bạn như thế.

"Người cũ sẽ luôn làm điều này cho anh/em"

Khi bạn tức giận hoặc thất vọng về bạn đời, bạn rất dễ so sánh họ với người cũ của mình. Theo Mike Goldstein, người sáng lập và huấn luyện viên về hẹn hò của trang web EZ Dating Coach, đừng bao giờ so sánh vợ/chồng hiện tại của bạn với bất kỳ mối quan hệ nào trước đây. Nếu mối quan hệ với người cũ tuyệt vời thì bạn đã ở bên người đó rồi. Thay vào đó, hãy tập trung vào cuộc trò chuyện mang tính xây dựng, nói điều gì đó như "Anh/em sẽ thực sự hạnh phúc nếu em/anh làm…".  Và bạn có nhiều khả năng được đáp ứng các nhu cầu của mình hơn.

Nói những câu miệt thị về gia đình vợ/chồng

Ví dụ, bạn có thể không thích/xem thường mẹ chồng nhưng đừng bao giờ nhận xét miệt thị về bà trừ khi bạn muốn gặp rắc rối lớn. Không có cách nào để biện hộ cho sự xúc phạm của bạn đối với gia đình người kia. Hãy nói về gia đình bên chồng/vợ bạn một cách tôn trọng, thể hiện ý kiến mang tính tích cực xây dựng chứ đừng thể hiện thái độ ghét bỏ của bạn bằng lời nói miệt thị. Tương tự, bạn cũng nên đối xử tương tự với những đứa con của vợ/chồng bạn với người cũ (nếu có) dù bạn thấy chúng khó chịu đến mức nào. Nếu không bạn sẽ nhận được sự phản ứng dữ dội từ người kia và quan trọng hơn là làm mối quan hệ xấu đi.

Khi chồng ngoại tình, đây là điều phụ nữ nên làm để 'ít đau đớn' hơn

Khi chồng ngoại tình, đây là điều phụ nữ nên làm để 'ít đau đớn' hơn

Hầu như đàn ông đều có nguy cơ ngoại tình, bao gồm cả ngoại tình tư tưởng. Khi có dấu hiệu ngoại tình xuất hiện, cuộc hôn nhân dù nhiều ít cũng dần đi tới bờ vực đổ vỡ, khiến người trong cuộc đau đớn.

作者:Ngoại Hạng Anh
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜