【tỷ số bóng đá bundesliga】Giả danh nhân viên gìn giữ hòa bình để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

时间:2025-01-25 19:00:25来源:88Point 作者:Cúp C1

Trên cổng không gian mạng quốc gia,ảdanhnhânviêngìngiữhòabìnhđểlừađảochiếmđoạttàisảtỷ số bóng đá bundesliga Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) thuộc Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) vừa phát cảnh báo về một trường hợp lừa đảo chiếm đoạt tài sản được đơn vị này ghi nhận thông tin từ Công an tỉnh Bình Phước.

Cụ thể, vào cuối tháng 4/2024, một phụ nữ tại Bình Phước đã nhận được lời mời kết bạn và nhắn tin làm quen từ một tài khoản Facebook tên ‘Yadni Bentos’. Sau khi người này đồng ý, quá trình trò chuyện, đối tượng cho biết hiện đang làm nhân viên cho Chính phủ Mỹ tham gia gìn giữ hòa bình ở Syria, có bố ruột là người Việt Nam nhưng đã mất. Đồng thời, đối tượng lừa đảo cũng cho biết bố mình trước khi chết có để lại số tiền 600.000 USD, tin tưởng nạn nhân nên đối tượng sẽ gửi số tiền được bố để lại về Việt Nam cho bà đầu tư.

Vài ngày sau, đối tượng chụp hình hộp tiền và giấy xác nhận gửi hàng về Việt Nam cho nạn nhân. Đến ngày 5/5, người phụ nữ này nhận được một cuộc điện thoại tự xưng nhân viên Công ty giao hàng nói bà phải đóng phí thông hải quan với số tiền 52 triệu đồng để nhận thùng hàng được gửi từ nước ngoài, người phụ nữ này đã chuyển khoản cho đối tượng 52 triệu đồng. Sau đó, đối tượng tiếp tục điện thoại nói phải đóng thuế hải quan với số tiền 130 triệu đồng.

Do lo sợ bị mất số tiền trong thùng hàng, người phụ nữ này trong 2 ngày 7/5 và 8/5, đã liên tiếp làm theo yêu cầu của đối tượng, chuyển khoản số tiền hơn 1 tỷ đồng để hoàn thành thủ tục xin giấy xác nhận và bảo hiểm lô hàng. Qua nhiều lần nhận được các cuộc điện thoại yêu cầu chuyển tiền từ đối tượng, nạn nhân mới nghi ngờ bị lừa đảo và trình báo với cơ quan công an.

W-lua dao mao danh Bo Cong an 2 1.jpg
Giả danh, mạo danh cơ quan, tổ chức, cá nhân để lừa đảo chiếm đoạt tài sản người dân là một trong những thủ đoạn phổ biến trên không gian mạng Việt Nam thời gian gần đây. Ảnh: TK

Hình thức lừa đảo giả danh người khác và nhờ nhận hộ tiền, quà từ nước ngoài gửi về là thủ đoạn không mới, đã được các cơ quan chức năng nhiều lần cảnh báo người dùng Internet Việt Nam.

Để phòng tránh bị ‘sập bẫy’ lừa đảo trong trường hợp tương tự kể trên, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) khuyến nghị người dân nên hạn chế làm quen, kết bạn với các đối tượng lạ trên mạng xã hội; Cảnh giác với những lời mời chào tham gia đầu tư, chuyển khoản hộ... từ các đối tượng lạ.

Người dân cũng được khuyến cáo không làm theo hướng dẫn của người khác khi chưa xác minh được danh tính của họ; Không cung cấp thông tin cá nhân, thông tin thẻ ngân hàng dưới mọi hình thức. Đồng thời, người dân cần nâng cao kiến thức, tìm hiểu về các hình thức lừa đảo trực tuyến để có thể bảo vệ bản thân khi tham gia giao dịch trên không gian mạng.

Theo đại diện Cục An toàn thông tin, các hình thức lừa đảo trực tuyến luôn có sự thay đổi, đan xen mới và cũ, đồng thời thường xuyên xuất hiện những hình thái mới, tinh vi hơn. Đặc biệt, việc các đối tượng lừa đảo tận dụng những tiện ích, công nghệ hiện đại để tạo ra hệ thống lừa đảo tinh vi, hiệu quả, giống thật đang khiến cho nhiều người dùng khó nhận diện hơn với các ‘bẫy’ lừa đảo trực tuyến.

Thống kê cho thấy, chỉ riêng trong năm 2023, hệ thống canhbao.khonggianmang.vn do Cục An toàn thông tin vận hành, đã nhận được gần 17.400 phản ánh về trường hợp lừa đảo trực tuyến. Cũng trong khoảng thời gian này, theo Bộ Công an, cơ quan chức năng đã khởi tố 1.500 vụ án vì tội lừa đảo trên không gian mạng, với tổng số tiền người dân đã bị lừa đảo là 8.000 - 10.000 tỷ đồng.

lua dao mao danh 1 1.jpg
Mạng xã hội đang là phương thức chính để các đối tượng lừa đảo tiếp cận các nạn nhân. Ảnh minh họa: NCSC

Hiện nay, không gian mạng Việt Nam có khoảng 26 hình thức lừa đảo trực tuyến đang diễn ra thường xuyên, nhằm vào các đối tượng sinh viên, người lao động thu nhập thấp, phụ huynh, người cao tuổi… Trong đó, lừa đảo liên quan đến tài chính chiếm tới gần 73%.

Các vụ lừa đảo thường xảy ra rất nhanh, dòng tiền sẽ nhanh chóng được chuyển đi, bị mất dấu và hoàn toàn không thể lấy lại. Đáng chú ý, phương thức tiếp cận chủ yếu của các đối tượng lừa đảo là mạng xã hội, chiếm tới hơn 56%, tiếp đó là mạng viễn thông (29,3%) và thư điện tử, tin nhắn (10,5%), còn phương thức trực tiếp chỉ chiếm 4,1%

Nhận thức rõ lừa đảo trực tuyến vẫn đang diễn ra mạnh, trong khi nhiều người dùng vừa chưa được cập nhật đầy đủ và sớm về các hình thức lừa đảo, thời gian qua, bên cạnh việc triển khai các biện pháp kỹ thuật, các cơ quan chuyên môn của Bộ TT&TT, Bộ Công an đã chú trọng tuyên truyền, phổ biến về các hình thức lừa đảo, cách thức phòng tránh để nâng cao nhận thức cho người dân.

Những kết quả bước đầu trong công cuộc đẩy lùi vấn nạn lừa đảo trực tuyếnXử lý hàng chục triệu SIM rác, cảnh báo hơn 124.600 địa chỉ website giả mạo và tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho vài chục triệu người dân là 3 trong nhiều kết quả Bộ TT&TT thu được trong công cuộc xử lý tình trạng lừa đảo trực tuyến.
相关内容
推荐内容