Tháo gỡ “nút thắt” để phát huy dư địa tái cơ cấu ngân sách nhà nước | |
Tái cơ cấu nợ công đang đi đúng hướng |
Thành công kiểm soát bội chi
Trong những năm gần đây,áicơcấungânsáchvànợcôbảng xếp hạng giải ngoại hạng đức ngành Tài chính đã cơ bản hình thành hệ thống khuôn khổ pháp lý khá đồng bộ về quản lý tài chính - NSNN; quản lý nợ công; tài sản công; thị trường giá cả; phát triển thị trường tài chính, dịch vụ tài chính... theo hướng đổi mới một cách mạnh mẽ và căn bản, góp phần động viên hợp lý các nguồn lực vào ngân sách; đồng thời tạo cơ sở để Việt Nam hội nhập sâu rộng và thực hiện các cam kết quốc tế. Các thể chế tài chính không ngừng hoàn thiện, tập trung tháo gỡ các rào cản về cơ chế; hình thành một môi trường đầu tư thống nhất, công bằng, minh bạch, hỗ trợ sản xuất kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Đặc biệt, những năm gần đây, thực hiện Nghị quyết số 07 của Bộ Chính trị về tái cơ cấu NSNN và nợ công, Nghị quyết số 25 của Quốc hội về Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016 - 2020, Chính phủ đã và đang thực hiện đồng bộ các giải pháp để cơ cấu lại NSNN và nợ công theo hướng bền vững. Nhờ đó, kết quả thu NSNN trong 3 năm đầu giai đoạn (2016, 2017, 2018) đều vượt khá so với dự toán (năm 2016 vượt 9,3%; năm 2017 vượt 6,3%; năm 2018 vượt 8%; năm 2019 dự kiến vượt 3% so dự toán). Tỷ trọng huy động NSNN bình quân trên 25% GDP, trong đó, thuế, phí là 21,2% GDP. Chi ngân sách được kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả và vay nợ trong phạm vi khả năng nguồn lực của nền kinh tế. Toàn Ngành tiếp tục cơ cấu lại chi ngân sách theo hướng tăng chi đầu tư phát triển, giảm chi thường xuyên, điều hành triệt để tiết kiệm, chi trong phạm vi dự toán, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách và tài sản công,...
Thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị và Quốc hội, trong 3 năm qua, bội chi NSNN và nợ công đã được quản lý, giám sát chặt chẽ, bám sát dự toán Quốc hội giao, huy động trái phiếu Chính phủ trong nước theo tiến độ giải ngân thực tế. Do vậy, số bội chi tuyệt đối năm 2016, 2017 và 2018 đều giảm so với dự toán (năm 2016 giảm 5.505 tỷ đồng; năm 2017 giảm 4.000 tỷ đồng; năm 2018 giảm 12,5 nghìn tỷ đồng). Trong những năm tới phấn đấu giảm dần mức bội chi để đạt mục tiêu đến năm 2020 bội chi ngân sách không quá 3,5% GDP, bình quân giai đoạn không quá 3,9% GDP. Cùng với đó, nợ công được quản lý chặt chẽ.
Nói đến nợ công, nhiều lần báo cáo trước Quốc hội cũng như phát biểu tại các diễn đàn khác nhau, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng luôn tự hào rằng: Lần đầu tiên trong 10 năm trở lại đây, chúng ta quản lý được bội chi ngân sách cả ở con số tuyệt đối và tương đối. Một trong những thành công nhất của ngành Tài chính thời gian qua là kiểm soát chặt chẽ và cơ cấu lại nợ công đạt kết quả tốt. Đây chính là yếu tố khiến Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và các tổ chức quốc tế nâng hạng tín nhiệm và đánh giá tích cực về kinh tế vĩ mô Việt Nam. 3 năm qua, tốc độ gia tăng nợ công giảm gần một nửa, còn khoảng hơn 9%/năm so với bình quân 18,1%/năm của giai đoạn 2011 - 2015. Nợ công giảm từ 63,6% GDP cuối năm 2016 xuống 58,4% GDP cuối năm 2018, nợ Chính phủ giảm tương ứng từ 52,6% GDP xuống 50% GDP. Đó là kết quả của việc tích cực cơ cấu lại nợ công, cả về cơ cấu kỳ hạn, lãi suất vay, cơ cấu vay trong nước và vay ngoài nước, cơ cấu các nhà đầu tư theo hướng tăng cường tính bền vững... Từ đó, vừa đảm bảo an toàn nợ công, mức nợ bảo lãnh, vừa đáp ứng yêu cầu tăng trưởng của nền kinh tế.
Thị trường chứng khoán, bảo hiểm đã phát triển mạnh mẽ về quy mô, không ngừng hoàn thiện về cấu trúc, trở thành kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế. Chỉ tính riêng thị trường chứng khoán, quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu tính đến giữa năm 2019 đạt hơn 77,7% GDP; tăng 10,7% so với cuối năm 2018; bằng thời điểm kết thúc năm 2018 và đã vượt chỉ tiêu của Chính phủ đề ra cho năm 2020.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng thường xuyên có những buổi làm việc với các địa phương để tìm hiểu tình hình thực tế, qua đó trực tiếp giải quyết kịp thời các vướng mắc để hỗ trợ việc thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách của các cấp được thuận lợi. Trong ảnh: Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với tỉnh Lạng Sơn về tình hình thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách, công tác phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại năm 2018-2019 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn (ngày 14/3/2019). Ảnh: H.V. |
Bao quát, mở rộng cơ sở thu
Tuy các giải pháp cơ cấu lại NSNN và nợ công được đảm bảo, nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững được ngành Tài chính triển khai đồng bộ và liên tục, song vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức đặt ra trong trước mắt cũng như lâu dài cần phải có giải pháp để khắc phục triệt để.
Thách thức trước tiên đặt ra đối với thu - chi NSNN là thực hiện giảm một số sắc thuế. Việc giảm thuế với mức cao và nhanh hơn so với lộ trình thời gian qua đã tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh; nhưng cũng ảnh hưởng đến số thu cân đối NSNN nói chung và ngân sách Trung ương nói riêng. Để tái cơ cấu một bước thu NSNN, đồng thời thực hiện theo các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại NSNN theo hướng: Bao quát toàn bộ các nguồn thu, mở rộng cơ sở thu, nhất là các nguồn thu mới, phù hợp với thông lệ quốc tế; tăng tỷ trọng thu nội địa, bảo đảm tỷ trọng hợp lý giữa thuế gián thu và thuế trực thu, khai thác tốt thuế thu từ tài sản, tài nguyên, bảo vệ môi trường, Bộ Tài chính đã tập trung xây dựng các luật thuế mới và sửa đổi, bổ sung một số luật về thuế. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương về chi ngân sách nhiều nơi, nhiều chỗ còn chưa nghiêm, kể cả ở các cơ quan nhà nước lẫn các doanh nghiệp. Bội chi mặc dù giảm và vẫn trong tầm kiểm soát, nhưng trong thời gian tới, trước nhu cầu đầu tư phát triển còn lớn, bội chi ngân sách còn cao (năm 2019 dự kiến là 3,7% GDP); Tỷ lệ nợ công vẫn trong giới hạn được Quốc hội cho phép, song nếu xu hướng nợ công tiếp tục tăng như một số năm qua, chúng ta có thể phải đối mặt với những rủi ro về tính bền vững nợ.
Đứng trên góc độ thu ngân sách, phải có những giải pháp để khắc phục điểm yếu của cơ chế này. Theo đó, các bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương tiếp tục vào cuộc, chỉ đạo sát sao các cơ quan, đơn vị có liên quan phối hợp chặt chẽ với cơ quan Thuế, Hải quan tăng cường công tác quản lý thu, nắm chắc nguồn thu, chủ động đề ra các giải pháp phù hợp với từng lĩnh vực, địa bàn, đối tượng thu. Bên cạnh đó, quyết liệt chống thất thu, chuyển giá, buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế. Tăng cường thanh tra, kiểm tra thuế; quản lý chặt chẽ hoàn thuế Giá trị gia tăng, đảm bảo đúng đối tượng, chính sách pháp luật thuế của nhà nước; tập trung xử lý, thu hồi nợ đọng thuế; phấn đấu số nợ thuế giảm xuống dưới 5% so với thực thu của năm trước; đôn đốc thu kịp thời các khoản phải thu theo kiến nghị của cơ quan kiểm toán, kết luận của cơ quan thanh tra và các cơ quan bảo vệ pháp luật.
Về chi ngân sách, cần tiếp tục cơ cấu lại theo hướng tăng chi đầu tư phát triển, giảm chi thường xuyên, điều hành chặt chẽ, triệt để tiết kiệm, chi trong phạm vi dự toán, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách và tài sản công. Để kiểm soát an toàn nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia, cần tiếp tục triển khai các giải pháp về cơ cấu lại NSNN và nợ công, trong đó: Xác định rõ mức bội chi NSNN và lộ trình cắt giảm bội chi trong trung, dài hạn; tăng chi đầu tư phát triển; giảm chi thường xuyên; tăng kỳ hạn vay, giảm lãi suất; đảm bảo cân đối, bố trí nguồn để trả nợ đầy đủ, đúng hạn các khoản gốc, lãi của Chính phủ; ưu tiên bố trí nguồn tăng thu, tiết kiệm chi dành nguồn trả nợ để giảm nợ công...
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ trong một lần phát biểu với Bộ Tài chính từng đánh giá rằng: Kết quả cơ cấu lại ngân sách và nợ công là thành tựu lớn của ngành Tài chính.
Với những giải pháp đã đặt ra ở trên, kỳ vọng trong thời gian tới, thành tựu này sẽ tiếp tục được bồi đắp lớn hơn nữa, rực rỡ hơn nữa, tô điểm thêm cho truyền thống tự hào 74 năm xây dựng và trưởng thành của ngành Tài chính.