【thứ hạng của cd mafra】Tách bạch cơ chế áp dụng từng trường hợp hàng hóa XNK
Theáchbạchcơchếápdụngtừngtrườnghợphànghóthứ hạng của cd mafrao phân tích của Ban soạn thảo, Luật Hải quan hiện hành chưa phân biệt “thông quan” với "giải phóng hàng” mà đều dùng chung thuật ngữ “thông quan”. Việc sử dụng chung thuật ngữ này dẫn đến bất cập trong quá trình thực hiện Luật, như chưa có chế độ quản lý hải quan cụ thể phân biệt để áp dụng đối với các trường hợp “giải phóng hàng” dẫn đến chưa minh bạch quyền, nghĩa vụ của DN cũng như cơ quan hải quan khi hàng hóa mới chỉ được “giải phóng” mà chưa “thông quan”. Bên cạnh đó, việc cho phép đưa hàng về bảo quản khi chưa xác định mặt hàng đó có được phép NK hay không tiềm ẩn rủi ro như tẩu tán, tự ý tiêu thụ hàng hóa.
Theo khoản 11 Điều 4 Luật Hải quan hiện hành thì thông quan là việc cơ quan hải quan quyết định hàng hoá được XNK; phương tiện vận tải được xuất cảnh, nhập cảnh. Tuy nhiên, thực tế đối với phương tiện vận tải thì việc cho phép xuất cảnh, nhập cảnh thuộc thẩm quyền của cảng vụ theo quy định của Luật Hàng hải. Luật Hải quan hiện hành cũng chỉ quy định về thủ tục hải quan đối với phương tiện mà không quy định trường hợp nào cơ quan Hải quan cho phép hoặc không cho phép phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh.
Bên cạnh đó, theo Điều 25 Luật Hải quan hiện hành chưa quy định rõ việc thông quan hay không đối với trường hợp: Được tổ chức tín dụng bảo lãnh về số thuế phải nộp; Hàng hóa XNK phải kiểm tra, phân tích, giám định để xác định có được phép XNK hay không.
Để khắc phục bất cập này, dự thảo Luật Hải quan sửa đổi đã bổ sung khoản 14, 16 Điều 4 về khái niệm “giải phóng hàng” và “thông quan” để đảm bảo tính minh bạch; đồng thời bổ sung quy định tại Điều 35 dự thảo Luật về giải phóng hàng và Điều 36 về thông quan để tách bạch cơ chế áp dụng đối với từng trường hợp hàng hóa được phép XNK trên cơ sở tham khảo quy định tại Công ước Kyoto và Luật Hải quan một số nước như Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản.
Theo đó, tại Điều 35 dự thảo Luật Hải quan sửa đổi quy định về Giải phóng hàng như sau:
“1. Đối với hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu nhưng phải xác định giá, trưng cầu giám định, phân tích, phân loại để xác định số thuế phải nộp thì được giải phóng hàng sau khi người khai hải quan đã nộp hoặc được tổ chức tín dụng bảo lãnh số tiền thuế do cơ quan hải quan xác định.
2. Số thuế chính thức phải nộp được xác định sau khi có kết quả xác định giá, giám định, phân tích, phân loại. Thời hạn xác định số thuế chính thức phải nộp không quá 30 ngày kể từ ngày giải phóng hàng.”
Và Điều 36 về Thông quan hàng hoá:
“1. Hàng hoá đã hoàn thành thủ tục hải quan, đã thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc được tổ chức tín dụng bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp thì được thông quan.
2. Trường hợp chủ hàng hoá bị xử phạt vi phạm hành chính về hải quan bằng hình thức phạt tiền và hàng hóa đó được phép xuất khẩu, nhập khẩu thì hàng hoá có thể được thông quan nếu đã nộp phạt hoặc được tổ chức tín dụng bảo lãnh về số tiền phải nộp để thực hiện quyết định xử phạt của cơ quan hải quan hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Đối với hàng hóa XNK phải kiểm tra, phân tích, giám định để xác định có được phép XNK hay không, cơ quan hải quan chỉ cho phép thông quan hàng hóa khi đã xác định hàng hoá được phép XNK trên cơ sở kết luận kiểm tra, phân tích, giám định hoặc thông báo miễn kiểm tra.
4. Hàng hoá XNK phục vụ yêu cầu khẩn cấp; hàng hóa XNK chuyên dùng phục vụ an ninh quốc phòng, hàng hoá ưu đãi, miễn trừ ngoại giao được thông quan theo quy định tại Điều 50, Điều 57 Luật này.”
Góp ý về quy định thông quan hàng hóa, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị, Khoản 3 Điều 36 cần bổ sung quy định cụ thể về thời gian tối đa trong phân tích, giám định hàng hóa để đảm bảo tính công khai, minh bạch, tạo chủ động cho DN trong trường hợp hàng hóa XNK phải được thực hiện phân tích, giám định để xác định được phép thông quan.
Cùng góp ý về vấn đề trên, Câu lạc bộ DN XNK Đồng Nai cho rằng, dự thảo Luật cần quy định cụ thể cơ sở nào và chứng cứ gì để xác định là DN đã nộp thuế.
Về quy định giải phóng hàng, theo Công ty tư vấn VFAM Việt Nam thì khoản 3 Điều 35 cần bổ sung: Trường hợp số thuế chính thức phải nộp lớn hơn số thuế do cơ quan Hải quan tạm tính, người XNK hàng hóa phải nộp số tiền thuế còn thiếu trong thời hạn… ngày làm việc. Nếu số thuế chính thức phải nộp thấp hơn số thuế do cơ quan hải quan tạm tính, cơ quan hải quan có trách nhiệm hoàn lại số thuế đã nộp thừa cho người XNK trong thời gian… ngày làm việc hoặc ghi nhận bằng văn bản về việc được trừ vào số thuế phải nộp lần tiếp sau”.
Tổng công ty Sotrans Group cho rằng, dự thảo Luật cần quy định DN đóng theo số thuế khai báo trên cơ sở chứng từ hợp lệ, bởi thực tế đã xảy ra trường hợp cho tham vấn giá nhưng cơ quan hải quan có quyền xác định một giá nào đó cao hơn giá khai báo, tính ra số tiền thuế phải nộp cao hơn và yêu cầu DN đi nộp tạm số tiền tạm tính đó mới cho giải phóng hàng. Do vậy, khoản 1 Điều 35 nên sửa: Đối với hàng hóa được phép XNK nhưng phải xác định trị giá, trưng cầu giám định, phân tích, phân loại để xác định số thuế phải nộp thì được giải phóng hàng sau khi người khai hải quan đã nộp hoặc được tổ chức tín dụng bảo lãnh số tiền thuế theo số tiền thuế tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
Cùng góp ý về vấn đề trên, Văn phòng Luật sư Trương Thị Hòa cho rằng, tại khoản 1 Điều 35 cần quy định rõ thời hạn xác định số tiền thuế tạm nộp là bao nhiêu ngày kể từ ngày khai hải quan. Dự thảo Luật cần tính toán thêm trên cơ sở thực tế làm việc của cơ quan hải quan và DN, nhưng trên tinh thần là ngắn nhất.
Thu Trang
相关推荐
- Số doanh nghiệp thành lập mới vẫn giảm trong 2 tháng cuối năm
- Đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó
- Giá heo hơi hôm nay 11/5/2023: Sau gần một năm, giá bán đã vượt giá thành chăn nuôi
- Nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên nước
- Thanh niên chạy xe máy tốc độ cao lạng lách, bốc đầu bị phạt 9,5 triệu
- Cách làm nước muối gừng cho máy ngâm chân dễ thực hiện dành người tập luyện chạy bộ
- Đức Hòa Thượng quan tâm phát triển sản phẩm OCOP
- Muối thương phẩm ở Bến Tre được giá