【bảng xếp hạng giải vô địch bóng đá đức】Hội nghị thượng đỉnh G20 tập trung gỡ những “nút thắt” về kinh tế
Indonesia huy động hơn 18.000 người bảo vệ Hội nghị thượng đỉnh G20 | |
G20 tiếp tục chia rẽ về các vấn đề “nóng” trên toàn cầu | |
Những kết quả nổi bật tại Hội nghị thượng đỉnh G20 |
Tổng thống Indonesia Joko Widodo |
Nền kinh tế toàn cầu là nội dung không thể thiếu trong các cuộc thảo luận của G20. Trong tuyên bố chung, các nền kinh tế G20 cho rằng cần từng bước tăng lãi suất một cách thận trọng để tránh tác động lan tỏa và cảnh báo về biến động ngày càng tăng trong các động thái tiền tệ, một sự thay đổi lớn so với năm ngoái khi hội nghị chỉ tập trung vào việc khắc phục những hậu quả của đại dịch Covid-19.
Cảnh báo về hiệu ứng lan tỏa phản ánh sự đồng thuận trong G20 về những lo ngại của các nền kinh tế mới nổi trước nguy cơ dòng vốn khổng lồ chảy ra ngoài nếu Mỹ tiếp tục tăng lãi suất mạnh. Xung đột Nga-Ukraine cũng như các gói chi tiêu khổng lồ trong thời kỳ đại dịch được xem là nguyên nhân thúc đẩy lạm phát tăng cao. Với nhìn nhận này, các nước G20 cho rằng các biện pháp kích thích kinh tế tiếp theo nên đi theo hướng “tạm thời và có mục tiêu”.
Về vấn đề nợ, G20 bày tỏ lo ngại về tình hình trở nên tồi tệ hơn tại một số quốc gia có thu nhập trung bình và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tất cả các chủ nợ cùng chia sẻ gánh nặng.
Về an ninh lương thực, tại cuộc họp, các lãnh đạo cam kết sẽ phối hợp hành động để giải quyết các thách thức liên quan và hoan nghênh sáng kiến về ngũ cốc ở Biển Đen. Các nhà lãnh đạo cho biết trong bối cảnh thiếu lương thực và giá cả tăng cao, G20 sẽ nỗ lực có những hành động khẩn cấp để bảo vệ mạng sống cho người dân, ngăn chặn nạn đói và suy dinh dưỡng, đặc biệt là giải quyết tình trạng dễ bị tổn thương của các nước đang phát triển. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan bày tỏ hy vọng thỏa thuận quan trọng do Thổ Nhĩ Kỳ và Liên hợp quốc làm trung gian để thúc đẩy xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine sẽ được gia hạn trước khi hết hạn vào ngày 20/11 tới.
Về biến đổi khí hậu, các nhà lãnh đạo G20 nhất trí theo đuổi nỗ lực hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5 độ C - khẳng định sự sát cánh với mục tiêu mà Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015 đã đề ra. Nhận thức này là điều tích cực và có thể thúc đẩy các cuộc đàm phán tại Hội nghị các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27), nơi từng dấy lên các lo ngại về việc G20 không ủng hộ mục tiêu này và cản trở một thỏa thuận giữa gần 200 quốc gia.
Bên lề hội nghị, Mỹ, Nhật Bản và các đối tác cho biết họ sẽ huy động 20 tỷ USD tài chính công và tư để giúp Indonesia đóng cửa các nhà máy điện than và đưa thời hạn phát thải cao nhất của ngành này còn 7 năm, đến năm 2030. Đáng chú ý, tại cuộc gặp bên lề G20, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đã đồng ý nối lại hợp tác về biến đổi khí hậu