Xuất khẩu nông thủy sản còn bị phụ thuộc vào thị trường thế giới. Ảnh: Hà Phương. Thông tin này được đưa ra tại hội phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2016-2025 diễn ra ngày 14-12. Thiếu công nghệ,ỉdoanhnghiệpcócôngnghệtrìnhđộbảng bundesliga sức cạnh tranh kém
Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và cũng đạt được một số thành tựu nhất định. Cùng với việc mở rộng thị trường, có quan hệ làm ăn với nhiều nước như Mỹ, Nhật Bản, EU…, Việt Nam đã có sự tăng trưởng đáng kể về xuất nhập khẩu.
Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, trong giai đoạn 2006-2015, kim ngạch xuất khẩu tăng trung bình hàng năm 17,5%/năm, trong đó năm 2011 và 2008 có mức tăng trưởng cao nhất lần lượt là 34,2% và 29,1%. Trong thời gian này, kim ngạch xuất khẩu tăng gấp 4 lần tương đương 122 tỷ USD, từ mức 39,8 tỷ USD năm 2006 lên 162 tỷ USD năm 2015.
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu cũng dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng các mặt hàng công nghiệp chế biến, chiếm tỷ trọng trên 78% kim ngạch xuất khẩu, giảm dần nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản.
Tuy nhiên, xuất khẩu vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, nhiều ngành hàng chủ lực như dệt may, da giày chủ yếu là gia công, trong khi các mặt hàng nông sản- thế mạnh của Việt Nam thì xuất khẩu dưới dạng thô, giá trị gia tăng thu về không nhiều. Đáng chú ý nhất là sức cạnh tranh của hàng hóa còn kém. Các ngành sản xuất của Việt Nam còn một số tồn tại, yếu kém cần phải cải thiện, cũng như đang phải đối diện với nhiều thách thức, khó khăn. Các doanh nghiệp quy mô nhỏ, phân tán, công nghệ sản xuất lạc hậu, năng lực quản lý, kinh doanh còn hạn chế, sức cạnh tranh kém so với các đối thủ quốc tế, chưa tạo dựng được nhiều giá trị gia tăng cho sản phẩm xuất khẩu.
Bổ sung thêm thông tin, ông Phạm Tất Thắng, Cố vấn cấp cao Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công Thương) cho hay, Việt Nam có đến 95% doanh nghiệp là doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí siêu nhỏ nên việc tập trung cho vấn đề công nghệ còn hạn chế.
“Nhiều doanh nghiệp Việt Nam làm ăn phi công nghệ, 45% doanh nghiệp có công nghiệp trung bình thấp, chỉ có 8% là có trình độ công nghệ trung bình và chỉ khoảng 2% doanh nghiệp có trình độ cao. Điều đó làm sức cạnh tranh của Việt Nam giảm sút”, vị này nói. 5 yếu tố giúp doanh nghiệp hội nhập Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ hội nhập sâu hơn khi tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, trong đó phải kể đến Hiệp định thương mại Việt Nam- EU, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương- TPP.
Trên thực tế, TPP là hiệp định có quy mô khá toàn diện với sự tham gia của nhiều nền kinh tế mạnh. Song, đến thời điểm hiện tại, việc có TPP hay không có TPP còn đang là câu hỏi ngỏ.
Ông Nguyễn Xuân Quang, Đại học Kinh tế quốc dân nhìn nhận, chúng ta đang ở trong tâm thế đang vui thì bỗng “đứt dây đàn”, chúng ta đang ở tâm thế chuẩn bị ký TPP thì Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donal Trump tuyên bố sẽ rời bỏ TPP ngay sau ngày nhận chức vào tháng 1 tới.
Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng, có TPP hay không có TPP thì đó vẫn là hình mẫu để doanh nghiệp Việt Nam phấn đấu và nâng cao sức cạnh tranh. Bởi trong bối cảnh mới, sức ép hội nhập sẽ càng lớn hơn đối với các doanh nghiệp.
Ông Thắng đưa ra 5 lời khuyên cho doanh nghiệp. Thứ nhất, sớm từ bỏ tư duy làm ăn manh mún chụp giật, thậm chí là làm ăn kiểu “kiếm chác”, kiểu sinh ra để mua bán chứng từ hoặc sân sau cho các doanh nghiệp lớn.
Cả ASEAN sẽ là một thị trường, một không gian sản xuất chung nên các doanh nghiệp cần phải hành động để thích ứng với hoàn cảnh này. Nếu không các doanh nghiệp có kinh nghiệm của Thái Lan, Singapore, Philippines sẽ chiếm lĩnh thị trường bằng cách làm khôn khéo của họ.
“Gần đây, sự xâm nhập của các nhà buôn Thái Lan vào thị trường Việt Nam bằng bước đi phù hợp là lời cảnh báo của chúng ta”, ông Thắng nói.
Thứ hai, yếu tố quyết định trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh là việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng hàng hóa và dịch vụ, giảm giá thành và nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp. Chính vì vậy, bằng nhiều cách, doanh nghiệp phải tiếp cận và làm chủ được kỹ thuật mới, công nghệ hiện đại để áp dụng vào quá trình sản xuất- kinh doanh.
Thứ ba, càng hội nhập sâu, hàng rào thuế quan ngày càng được dỡ bỏ, dần dần về 0-5%, nhưng ngược lại hàng rào phi thuế quan như biện pháp phòng vệ thương mại, quy định về giữ gìn môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm… sẽ được dựng lên.
Vì thế, doanh nghiệp cần hiểu rõ các rào cản này đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ trên từng thị trường mà doanh nghiệp hướng tới; chuẩn bị điều kiện về thông tin, hiểu biết về pháp lý… để đối mặt với những xung đột pháp lý trong quá trình sản xuất kinh doanh trên thị trường.
Thứ tư, cần thiết lập được mối quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài, nhất là với cộng đồng người Việt ở nước ngoài để có thể đứng vững trên thị trường toàn cầu. Một trong những điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam là tính hợp tác vẫn yếu và cần phải khắc phục.
Thứ năm, nguồn nhân lực của doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm để nâng cao khả năng xử lý trong hoạt động kinh doanh quốc tế. Trên phạm vi Cộng đồng kinh tế ASEAN, nguồn nhân lực có chất lượng cao được tự do di chuyển, đây là thách thức không nhỏ và thường xuyên đối với những doanh nghiệp Việt, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. |