【lịch thi đấu u19 nữ châu âu】Sẽ thí điểm “trộn” 3 Chương trình mục tiêu quốc gia về nguồn vốn
Phó thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tiếp thu,trộnlịch thi đấu u19 nữ châu âu giải trình tại hội trường Quốc hội chiều 30/10. (Ảnh: Quốc hội) |
Phát biểu tiếp thu, giải trình cuối cùng trong phiên thảo luận tại hội trường Quốc hội chiều nay (30/10), Phó thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang bày tỏ đồng tình với báo cáo của Đoàn giám sát, cao những ý kiến trách nhiệm, giàu tinh thần xây dựng của các đại biểu Quốc hội nhằm góp phần giúp các chương trình này “về đích” đúng hạn, đáp ứng kỳ vọng của nhân dân.
Về tình hình chung, so với khi báo cáo ở Kỳ họp thứ 5, việc triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia đã có những chuyển biến tích cực, đặc biệt là trong cơ chế chính sách ứng xử với nguồn vốn đầu tưphát triển. Đối với nguồn vốn sự nghiệp, hiện đã có thông báo dự kiến vốn sự nghiệp của giai đoạn để các địa phương bố trí nguồn vốn đối ứng, Phó thủ tướng cho hay.
Về vấn đề phân cấp, Phó thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh, từ đầu năm đến nay, tất cả các sửa đổi văn bản có liên quan đều tuân thủ nguyên tắc này, đem lại kết quả thiết thực. Chính các đồng chí ở địa phương mới biết làm như thế nào là tốt nhất. Giải pháp này đã giúp các địa phương có thể giải quyết các vấn đề thực tiễn, thuận tiện trong lồng ghép các chương trình ở cùng một cấp thẩm quyền. Tới đây, Chính phủ sẽ trình thí điểm mỗi tỉnh lựa chọn một địa phương cấp huyện để thí điểm "trộn" 3 Chương trình mục tiêu quốc gia về nguồn vốn, nếu nguồn vốn sự nghiệp dùng không hết thì có thể chuyển thành nguồn vốn đầu tư phát triển. Đây là giải pháp tháo gỡ nút thắt lớn trong vấn đề này.
Về tỷ lệ vốn trung ương và địa phương, Phó thủ tướng cho biết, mỗi chương trình có một tỷ lệ nhất định. Ghi nhận và chia sẻ những khó khăn của các địa phương trong giai đoạn hiện nay, Phó Thủ tướng nêu rõ, các nội dung này nằm trong kế hoạch trung hạn và đâu đó được áp dụng theo luật, nên chỉ trường hợp cá biệt thì mới vận dụng linh hoạt từ nguồn vốn dự phòng hoặc nguồn tiết kiệm chi để ứng xử với từng dự ánđặc biệt.
Về việc chuyển vốn, khi báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã dựa trên nguyên tắc cố gắng phấn đấu để vốn năm 2022 giải ngân hết trong năm nay, tuy nhiên, điều đó được tiên liệu với điều kiện tại phiên họp lần này, chúng ta có thể giải quyết cơ chế đặc thù như nhiều đại biểu đề cập. Hiện chúng ta còn tháng 11, tháng 12 và tháng Giêng năm sau để giải ngân vốn của năm 2022. Phó Thủ tướng mong muốn Quốc hội coi đây là trường hợp đặt biệt để cho phép chuyển nguồn năm 2022 đến 31/12/2024 để tránh bị cắt vốn sự nghiệp, trong khi nguồn vốn cho các chương trình rất hạn hẹp, mục tiêu đặt ra rất lớn lao.
Về điều chỉnh mục tiêu, chỉ tiêu, đối tượng, Phó Thủ tướng cho biết, hiện đang có nhiều vấn đề ở nội dung này, trong tháng 11, Chính phủ sẽ giải quyết cơ bản hơn một nửa số nội dung đã nêu. Các nội dung còn lại sẽ được giải quyết khi có cơ chế đặc thù phù hợp.
Về vấn đề “không muốn đạt chuẩn hay đạt chuẩn sẽ mất đi nguồn lực, hay tương tự đó là nếu thoát nghèo rồi thì bị mất chính sách”, Phó thủ tướng thừa nhận, “việc này trong thực tế là có”. Ông cho biết Chính phủ sẽ điều chỉnh chính sách để sau khi thụ hưởng chương trình, mọi người có động lực để có thể tự vươn lên.
“Nhưng cũng mong chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội cũng phải vận động bà con - những người được thụ hưởng dự án, thụ hưởng những chương trình này phải có một tâm thế mới hơn, tích cực hơn để vượt qua sự ỷ lại thì chúng ta mới có được kết quả tốt đẹp”, ông tha thiết.
Về vấn đề được nhắc đến nhiều trong giám sát lần này là giải ngân, theo Phó thủ tướng, cũng cần lưu ý “một điều cực kỳ quan trọng” là chất lượng đầu tư, chất lượng của sự hỗ trợ. “Giải pháp là chúng tôi quan tâm và sẽ cùng với các đại biểu Quốc hội các địa phương điều chỉnh chính sách cho hợp lý, cộng với kiểm tra, giám sát, cộng với tuyên truyền, vận động để chúng ta có được một chất lượng tốt hơn, đúng như kỳ vọng mà chúng ta mong muốn”, Phó thủ tướng quả quyết.
Phó thủ tướng Trần Lưu Quang cũng nhắc đến ý kiến một số đại biểu cho rằng có văn bản hướng dẫn rồi nhưng “đọc không hiểu, không biết đường nào làm”. Ông cho biết đã ghi nhận để kiểm tra lại theo trách nhiệm, nhưng cũng phản hồi rằng vấn đề này “có khi không đúng trong bình diện chung”.
“Chúng tôi lập nhóm trên ứng dụng để mọi người trao đổi thì rất hiếm khi mọi người vào, chúng tôi cung cấp đường dây nóng thì “ế”, không có ai điện. Một điều nữa là có địa phương với cơ chế, chính sách (như vậy) nhưng giải ngân bây giờ đã đến 70%, hơn 70%. Mong các đồng chí xem xét lại việc này và với tâm thế như vậy thì chúng ta mới có thể hoàn thành được mục tiêu”, ông bày tỏ.
Đánh giá phía trước còn không ít khó khăn, Phó thủ tướng mong muốn các đại biểu Quốc hội tiếp tục đồng hành với Chính phủ, với các địa phương để cùng nỗ lực, cố gắng và để cuối nhiệm kỳ đạt được mục tiêu đã đề ra.