您现在的位置是:La liga >>正文

【trận đấu fc augsburg】Để không lo... thất nghiệp!

La liga54887人已围观

简介Hệ quả của việc “thừa thầy, thiếu thợ” & ...

Hệ quả của việc “thừa thầy,Đểkhocircnglothấtnghiệtrận đấu fc augsburg thiếu thợ” đã được cảnh báo từ nhiều năm qua song chẳng mấy ai quan tâm. Trước kỳ thi tốt nghiệp THPT, hầu hết học sinh lớp 12 đều “nhắm” những cổng trường đại học theo năng khiếu, sở thích của bản thân; sự định hướng của gia đình hoặc đơn giản là theo phong trào với bạn bè, cứ vào đại học rồi tính tiếp!? Một trong những hạn chế của chúng ta là công tác hướng nghiệp chưa được chú trọng. Các em chỉ biết vùi đầu vào học và thi với mong muốn sẽ trở thành những “ông kỹ, bà cử”, còn chuyện có tìm được việc làm hay không thì chưa tính đến. Nhiều ông bố, bà mẹ mặc dù biết rõ trình độ, năng lực, sở trường của con em mình song vẫn “giao chỉ tiêu” là phải vào đại học cho bằng được, cùng lắm thì xuống cao đẳng chứ nhất định không chịu học trung cấp hay học nghề. Sự kỳ vọng quá lớn của gia đình vô hình chung đã tạo cho các em áp lực tâm lý nặng nề. 

Dân tộc ta vốn có truyền thống hiếu học. Hầu hết các gia đình từ thành phố đến nông thôn, từ miền xuôi đến miền ngược dù khó khăn đến mấy cũng cố gắng đầu tư cho con ăn học đến nơi đến chốn để khỏi “thua chị kém em”. Tâm lý “con gà tức nhau tiếng gáy” khiến nhiều ông bố, bà mẹ lập luận rằng, chỉ có con đường học vấn mới mong con em mình có tương lai tươi sáng! Trong khi nhu cầu của xã hội và các nhà tuyển dụng đang dang tay chào đón thợ lành nghề thì có hàng vạn cử nhân, thạc sĩ phải ngậm ngùi chịu cảnh thất nghiệp hoặc làm những công việc giản đơn, trái với chuyên ngành được đào tạo. Đây là sự lãng phí rất lớn.

Nhưng nói đi thì cũng phải nói lại. Nguyên nhân khiến các nhà tuyển dụng quay lưng bắt nguồn từ chất lượng đào tạo đại học và sau đại học hiện nay “đang có vấn đề”. Số lượng các trường đại học, cao đẳng (cả công lập và ngoài công lập) tăng quá nhanh, tràn lan, hầu như tỉnh, thành phố nào cũng có một vài trường đại học, cao đẳng. Để đảm bảo chỉ tiêu tuyển sinh, không ít trường đã “xả cửa” đầu vào. Vì vậy, nhiều học sinh lớp 12 có học lực trung bình vẫn “ung dung” bước vào giảng đường đại học và đầu ra của những sinh viên này như thế nào thì chắc nhiều người đã hiểu. Bên cạnh đó, chương trình đào tạo bậc đại học của chúng ta còn rập khuôn, máy móc, nặng về lý thuyết, thiếu thực hành nên sinh viên ra trường gần như phải bắt đầu lại từ đầu. 

Đã đến lúc học sinh cuối cấp THPT và các bậc phụ huynh phải có sự lựa chọn, cân nhắc phù hợp. Nên ưu tiên lựa chọn các ngành, nghề mà nhu cầu xã hội đang cần; phải biết lượng sức học của mình để “liệu cơm gắp mắm”, không chạy theo sở thích, phong trào. Trong quá trình học cần chú trọng cả lý thuyết, thực hành, kỹ năng làm việc kết hợp với trang bị trình độ ngoại ngữ, vi tính... Đó sẽ là những hành trang không thể thiếu để các bạn trẻ bước vào đời.

Ngọc Nguyên

Tags:

相关文章