Phát biểu tại hội thảo về ung thư do Bộ Y tế tổ chức sáng 12/4 tại Hà Nội,ệnhungthưgiếtchếtngườiViệtmỗingàltd anh a Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cho biết số liệu từ điều tra toàn quốc về gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam cho thấy 74,3% gánh nặng bệnh tật là do các bệnh không lây nhiễm, trong đó bệnh ung thư là 1 trong 10 nguyên nhân hàng đầu. Theo con số trên, mỗi ngày Việt Nam có 205 người chết vì bệnh ung thư, báo Vietnamnet đưa tin.
Tại Việt Nam, mỗi năm có 125.000 ca mới mắc và 95.000 ca tử vong vì bệnh ung thư
Cũng tại hội thảo này, PGS.TS Trần Văn Thuấn, Phó giám đốc Bệnh viện K đã cung cấp một bức tranh toàn cảnh về hiện trạng ung thư tại Việt Nam. Theo đó, tỉ lệ mắc ung thư ở nam giới Việt Nam xếp mức 3 (135,2 - 178,3 ca mắc/100.000 dân). Tuy nhiên tỉ lệ tử vong lại thuộc nhóm đầu với trên 142 ca tử vong/100.000 dân.
Qua các năm, số lượng bệnh nhân nam mắc bệnh ung thư tại Việt Nam đều tăng, đơn cử như ung thư phổi năm 2000 là 29,3/100.000, đến 2010 đã tăng lên 35,1/100.000 dân. Tương tự, ung thư gan từ 22,6 lên 23,6; ung thư đại trực tràng từ 11,4 lên 19; ung thư thực quản từ 3,7 lên 9,9...
Lý giải điều này, PGS Thuấn cho biết, hầu hết nam giới Việt Nam mắc các bệnh ung thư khó chữa như: phổi, gan, đại trực tràng và phần lớn chưa có ý thức khám chữa bệnh định kỳ, khoảng 70% phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn muộn (giai đoạn 3, 4). Một số ung thư như gan, tỉ lệ khám và điều trị muộn lên tới 87,8%, ung thư phổi ở mức 84,3%, nên tỉ lệ chữa khỏi giảm đi nhiều.
Trong khi đó tỉ lệ mắc ung thư ở nữ giới Việt Nam khá thấp, đứng nhóm 4 (116,6 - 139,9/100.000 dân), thấp hơn nhiều các nước ở khu vực Bắc Mỹ, Nam Mỹ và châu Úc. Tỉ lệ tử vong vì bệnh ung thư ở nữ cũng tương đối thấp (69,2 - 78,2/100.000 dân), đứng nhóm 4 trong thang đo toàn cầu.
Đàn ông Việt ngày càng mắc nhiều loại bệnh ung thư
Ở nữ phổ biến nhất là ung thư vú, tỷ lệ mắc năm 2000 là 17,4/100.000 người sau 10 năm tăng lên 29,9/100.000. Riêng ung thư cổ tử cung là loại duy nhất có có xu hướng giảm từ 17,3 xuống 13,6/100.000. Theo PGS Thuấn, để có được kết quả này là nhờ hiệu quả truyền thông, hướng dẫn cách vệ sinh đường sinh dục, phòng tránh lây nhiễm HPV, qua đó gián tiếp giảm tỉ lệ mắc ung thư.
Liên quan đến vấn đền này, báo Đất Việt dẫn lời TS Phạm Cẩm Phương, Phó Giám đốc trung tâm y học hạt nhân ung bướu (BV Bạch Mai) cho biết, phát hiện ung thư sớm được bao nhiêu thì việc điều trị càng hiệu quả, chi phí càng thấp bấy nhiêu.Hiện bệnh ung thư là một trong những hàng đầu gây tử vong trên toàn cầu, cũng như tại châu Á và Việt Nam. Tại Việt Nam, mỗi năm có 125.000 ca mới mắc và 95.000 ca tử vong.
“Ung thư thực sự đang trở thành “thảm họa sức khỏe thầm lặng”, vì thế, việc phát hiện sớm sẽ giảm bớt số ca tử vong, giảm chi phí”, TS Phương nói. Thống kê tại Việt Nam năm 2012 cho thấy tổng gánh nặng kinh tế của 6 bệnh ung thư là 25.789 tỷ, chiếm 0,22% GDP năm này. Cụ thể, ung thư vú “ngốn” hết hơn 9000 tỷ, ung thư đại trực tràng tiêu tốn 8573 tỷ, ung thư dạ dày là 5667 tỷ đồng.
Bàn về các nguyên nhân làm tăng tỉ lệ mắc bệnh ung thư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Khánh Hoà, Phụ tá nghiên cứu, Đơn vị nghiên cứu Đái tháo đường, Khoa Y, (Đại học Manitoba, Canada) cho biết, nguy cơ gây ung thư chứa trong thực phẩm bẩn và hoàn toàn có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng tăng nhanh số bệnh nhân mới mắc ung thư ở Việt Nam.
Trong các nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, thực phẩm bẩn chiếm 35%
Theo GS.TS Nguyễn Bá Đức, Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, sở dĩ số ca mắc ung thư tăng nhanh trong những năm gần đây do 3 nguyên nhân chính: Thực phẩm bẩn, môi trường ô nhiễm và tuổi thọ tăng. Trong đó, thực phẩm bẩn đứng hàng đầu, chiếm khoảng 35%.
PGS.TS Hoàng Công Đắc, Bệnh viện Đa khoa Medlatec, cũng cho rằng nguyên nhân chính gây bệnh ung thư là thực phẩm bẩn: “Hiện nay, tỷ lệ ung thư đại trực tràng tiếp tục gia tăng ở các nước đang phát triển bởi thực phẩm bẩn”.
Trước đó, Tổ chức Người tiêu dùng thế giới cũng cảnh báo vấn nạn thực phẩm bẩn đã và đang trực tiếp hủy hoại sức khỏe con người, gây ra nhiều căn bệnh cấp tính và mãn tính, đặc biệt là bệnh ung thư. Một vấn nạn nhức nhối hiện nay là tình trạng sử dụng kháng sinh bừa bãi trong nông nghiệp. Ước tính có tới 50% thuốc kháng sinh trên thế giới đã được dùng trong ngành nông nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi nhằm tăng năng suất và tăng lợi nhuận.
>> Ruốc nhuộm đỏ bằng hóa chất bị cấm ở Phú Yên có thể gây ung thư
Thanh Huyền(T/h)
250 cơ sở vi phạm quy định về an toàn thực phẩm tại Hà Nội được phát hiện