发布时间:2025-01-10 16:00:55 来源:88Point 作者:Ngoại Hạng Anh
Tính đến thời điểm này, huyện Đầm Dơi đã đào tạo, bồi dưỡng nghề cho 5.600 lao động (đạt 73,7% chỉ tiêu nghị quyết của huyện) và hoàn thành 29 lớp dạy nghề với 775 học viên (đạt 67,4% theo Đề án 1956 của Chính phủ). Huyện đang tiếp tục hoàn thành các lớp may dân dụng, mở thêm các lớp dạy nghề nông nghiệp, phấn đấu thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu trong năm 2015.
Vượt qua những khó khăn về cơ sở vật chất, số lượng học viên ít ỏi của buổi đầu hình thành vào năm 2002, qua 10 năm hoạt động, công tác đào tạo, dạy nghề ở Ðầm Dơi đã nâng dần chất lượng, tăng số lượng học viên và khẳng định “thương hiệu” là 1 trong 4 đơn vị dạy nghề trong cả nước chất lượng kiểm định đạt cấp độ cao nhất trong lĩnh vực dạy nghề (cấp độ 3), do Tổng cục Dạy nghề thuộc Bộ LÐ-TB&XH công nhận vào năm 2012.
Lớp may dân dụng ở ấp Kinh Giữa, xã Quách Văn Phẩm Bắc. |
Phát huy vị thế có được, những năm qua, ngoài các nhóm nghề đã được duy trì đào tạo thường xuyên như: may dân dụng, may công nghiệp, điện dân dụng, nuôi tôm công nghiệp, kỹ thuật trồng rau an toàn, nữ công gia chánh, sửa xe gắn máy… Ðầm Dơi còn mở thêm các lớp kỹ thuật nuôi thuỷ sản nước ngọt, sơ cấp thú y và luôn thực hiện đạt, vượt chỉ tiêu hằng năm, được tặng thưởng nhiều bằng khen, giấy khen, cờ thi đua xuất sắc.
Ông Mai Trung Kiên, Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp (TTGDNN) huyện Ðầm Dơi, cho biết, nhiều năm qua, không chỉ thường xuyên tổ chức các lớp học tại Trung tâm Dạy nghề huyện mà Ðầm Dơi còn trực tiếp mở các lớp dạy nghề tại địa phương. Mỗi năm, trung tâm xây dựng kế hoạch dạy nghề, số lượng ngành nghề và thông báo về các xã, xã sẽ thông báo đến các ấp để tuyển sinh và tổng hợp báo cáo về huyện, sau đó trung tâm sẽ sắp xếp lịch và phân công giáo viên xuống tận nơi để giảng dạy.
“Cơ sở, thiết bị phục vụ học tập được trang bị đầy đủ, thời gian học tập được bố trí hợp lý, học viên không phải mất thời gian đi lại, không tốn kém tiền bạc ăn nghỉ… Mặt khác, trung tâm liên kết với các cơ sở kinh doanh, dịch vụ việc làm để giới thiệu lao động, nên lao động nông thôn tham gia các lớp học rất đông, góp phần nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, dạy nghề của huyện điểm chỉ đạo của Sở LÐ-TB&XH về đào tạo, dạy nghề cho lao động nông thôn”, ông Mai Trung Kiên phấn khởi.
Lớp dạy may dân dụng ở ấp Kinh Giữa, xã Quách Văn Phẩm Bắc hiện có trên 20 học viên đang theo học với nhiều độ tuổi khác nhau và điều kiện học tập cũng khác nhau, nên trung tâm thống nhất thời gian giảng dạy từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều. Cô Nguyễn Mỹ Hường (giáo viên trực tiếp giảng dạy) thông tin thêm: “Lớp học này là lớp thứ 8 (tính từ đầu năm đến nay) được trung tâm luân phiên mở ở các ấp trên địa bàn huyện. Sau mỗi lớp học, người trẻ tuổi thường đi lao động ở ngoài tỉnh, còn những người có gia đình thì nhận may gia công từ các cơ sở may mặc trong huyện, hoặc tự tay may quần áo cho người thân… Nhìn chung, các lớp học đều ứng dụng hiệu quả trong cuộc sống”.
Chị Tô Thị Huyền Trân, học viên lớp may ấp Kinh Giữa, bộc bạch: “Tham gia lớp học này không chỉ “giết’ thời gian nhàn rỗi, với nhiều chị nó rất cần thiết vì có nghề lao động là có thêm thu nhập cho gia đình”. Riêng chị Trân, trước mắt chị học may để phục vụ cho bản thân và gia đình, còn nếu có điều kiện thuận lợi thì sẽ nhận may gia công. Chị có niềm tin rằng, trong tương lai không xa, Ðầm Dơi sẽ có nhiều cơ sở may dân dụng với quy mô lớn được thành lập và số học viên may dân dụng được đào tạo trong nhiều năm qua sẽ có cơ hội tìm được việc làm ổn định.
Hiện tại, TTGDNN huyện đã xây dựng kế hoạch dạy nghề trong năm 2016, gồm 19 lớp nông nghiệp, 23 lớp phi nông nghiệp và đã thông báo đến các xã để tổ chức tuyển sinh. Tuy nhiên, đến thời điểm này, trung tâm vẫn còn thiếu 4 giáo viên chuyên trách giảng dạy về sơ cấp thú y, kỹ thuật công nghiệp, kỹ thuật trồng trọt và kỹ thuật may thời trang. Bên cạnh đó, cơ chế hoạt động chưa thống nhất.
“Ðiều mà trung tâm cần nhất hiện nay là quy chế làm việc chung. Vì sau 3 tháng ghép Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Trung tâm Dạy nghề thành TTGDNN, đến thời điểm này cơ bản trung tâm chỉ quản lý về mặt Nhà nước, còn về chuyên môn thì vẫn hoạt động như cũ. Trong khi đó, mỗi chuyên môn đều có cơ quan quản lý riêng, chế độ phụ cấp khác nhau, mà hiện nay TTGDNN lại thuộc quản lý của UBND huyện, nên vấn đề tổ chức thực hiện công tác chuyên môn cũng có những khó khăn nhất định”, ông Mai Trung Kiên kiến nghị./.
Bài và ảnh: Mã Phi
相关文章
随便看看