Ông Đặng Quyết Tiến-Phó Cục trưởng Cục Tài chính DN trả lời tại họp báo. Lãnh đạo DN được mua cổ phần như nhân viên Ông Nguyễn Duy Long - Trưởng phòng Nghiệp vụ 1,àđầutưchiếnlượcphảilãitrongnămmớiđượcmuacổphầsố liệu thống kê về đội tuyển bóng đá quốc gia colombia gặp đội tuyển bóng đá quốc gia paraguay Cục Tài chính DN, Bộ Tài chính cho biết: Cơ quan này đã chủ trì xây dựng dự thảo Nghị định mới về chuyển DNNN thành công ty cổ phần (thay thế Nghị định 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011, Nghị định số 189/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 và Nghị định số 116/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015).
Một trong những nội dung được dư luận khá quan tâm trong dự thảo là chính sách bán cổ phần cho người lao động trong DN cổ phần hoá.
Theo ông Long, về cơ bản chính sách ưu đãi cho người lao động trong DN đã được kế thừa và duy trì qua các giai đoạn. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành, chỉ người lao động tại công ty mẹ được mua cổ phần ưu đãi khi cổ phần hóa công ty mẹ.
Thời gian qua đã tiến hành cổ phần hóa công ty mẹ - tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước bao gồm cả các công ty TNHH một thành viên do công ty mẹ sở hữu 100% vốn, người lao động tại các công ty con chưa được hưởng chính sách mua cổ phần ưu đãi tại các DN khác sẽ không được hưởng chính sách mua cổ phần ưu đãi tại công ty mẹ.
Việc cổ phần hóa công ty mẹ không làm thay đổi loại hình DN tại các công ty TNHH một thành viên nhưng về bản chất có sự thay đổi về chủ sở hữu nên để đơn giản hóa thủ tục mà vẫn tạo thuận lợi cho người lao động nắm giữ cổ phần tại DN sau cổ phần.
Dự thảo Nghị định điều chỉnh theo hướng người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của DN tại thời điểm xác định giá trị DN cổ phần hóa (bao gồm cả người lao động tại các công ty con do công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ - DN cấp II - chưa được hưởng chính sách mua cổ phần ưu đãi tại các DN khác) được mua tối đa 100 cổ phần cho mỗi năm thực tế làm việc tại khu vực nhà nước.
Bên cạnh đó, dự thảo Nghị định điều chỉnh theo hướng người lao động được mua tối đa 100 cổ phần cho mỗi năm thực tế làm việc tại khu vực nhà nước với giá bán bằng 60% giá trị 1 cổ phần tính theo mệnh giá (10.000 đồng/cổ phần), phần giá trị ưu đãi này được trừ vào vốn nhà nước khi quyết toán và người lao động phải bỏ tiền để thanh toán 60% giá trị một cổ phần theo mệnh giá.
Sau vụ việc “Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa”, nhiều phóng viên quan tâm đặt câu hỏi rằng: Quyền mua cổ phần của lãnh đạo DNNN như thế nào để tránh tình trạng thâu tóm về tay một cá nhân?
Trả lời vấn đề này, ông Nguyễn Duy Long cho biết: Lãnh đạo DN được quyền mua cổ phần như tất cả các cán bộ, nhân viên khác. Số lượng cổ phần tối đa được mua được khống chế dựa trên số năm công tác. Dù là lãnh đạo hay nhân viên đều không có sự phân biệt.
Chỉ có người lao động là các chuyên gia trong DN, có khả năng cống hiến lớn thì được ưu tiên mua thêm cổ phần nhưng số cổ phần mua thêm này không được hưởng giá ưu đãi 60% nữa. Siết điều kiện nhà đầu tư chiến lược
Các phóng viên cũng dành nhiều quan tâm đến việc điều chỉnh tiêu chí lựa chọn và có chính sách bán cổ phần phù hợp cho cổ đông chiến lược đối với DN cổ phần hoá.
Giải đáp vấn đề này, ông Đặng Quyết Tiến - Phó Cục trưởng Cục Tài chính DN cho biết: Theo quy định hiện hành, nhà đầu tư chiến lược mua cổ phần tại DN cổ phần hóa có nghĩa vụ phải cung cấp các nguồn lực theo cam kết cho DN nhưng không được bán cổ phiếu trong vòng 5 năm dẫn tới quyền lợi của các nhà đầu tư chiến lược bị hạn chế so với nghĩa vụ phải thực hiện. Việc bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược có thể thực hiện thỏa thuận trước cuộc đấu giá công khai ra công chúng với tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược do Ban chỉ đạo cổ phần hóa trình cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án cổ phần hóa phê duyệt chưa đảm bảo tính công khai, minh bạch cũng như dễ dẫn đến thất thoát vốn Nhà nước.
Để khắc phục hạn chế trên, dự thảo Nghị định điều chỉnh quy định việc bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược theo hướng quy định rõ trách nhiệm bồi thường khi vi phạm các cam kết của nhà đầu tư chiến lược phải được thể hiện trong cam kết bằng văn bản của người có thẩm quyền.
Cùng với đó, điều chỉnh việc bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược thực hiện sau cuộc bán đấu giá công khai (bỏ hình thức bán thỏa thuận trước); thay đổi thời gian hạn chế chuyển nhượng cổ phần của nhà đầu tư chiến lược là 3 năm (thay cho 5 năm); đồng thời quy định cụ thể tiêu chuẩn của nhà đầu tư chiến lược phải có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2 năm gần nhất tính đến thời điểm đăng ký mua cổ phần phải có lãi và không có lỗ lũy kế.
Với nhiều điểm đổi mới mạnh mẽ, Nghị định này được Chính phủ ban hành sẽ tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả hoạt động của DN nói chung và chuyển đổi DN 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần nói riêng trong thời gian tới hiệu quả, ngăn chặn thất thoát vốn và tài sản nhà nước tại DN. |