Theàmtốtkiểmtrachuyênngànhsẽtạothuậnlợitoàndiệnchodoanhnghiệtrực tiếp tỷ lệ bóng đáo Ban tổ chức hội thảo, sự nỗ lực và quyết liệt của Chính phủ thể hiện qua loạt Nghị quyết 19 đã nhận được sự đồng thuận, ủng hộ rất cao của cộng đồng DN, các tổ chức, quan sát viên trong nước, quốc tế và bước đầu mang lại hiệu quả, giúp ổn định nền kinh tế vĩ mô, tăng trưởng từng ngành.
Tuy nhiên, ông Đào Huy Giám, Tổng thư ký Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam cho rằng: Hiện nay hoạt động quản lý và kiểm tra chuyên ngành hàng hóa XNK là lĩnh vực quan trọng, tuy nhiên ở lĩnh vực này, nhiều cơ quan quản lí đang lúng túng, DN gặp nhiều ách tắc, hiệu quả kinh doanh bị hạn chế. Đồng thời ông cũng cho rằng, tiến trình cải cách, đổi mới đòi hỏi phải thực hiện thường xuyên, liên tục.
Theo ông Giám, việc tổ chức tốt công tác quản lí và kiểm tra chuyên ngành sẽ căn bản tạo nên cơ chế thuận lợi toàn diện và dài hạn cho hoạt động kinh doanh, giúp nhiều doanh nghiệp ổn định và phát triển mặt hàng, phương thức kinh doanh, tham gia thuận lợi vào chuỗi cung ứng trên thị trường trong nước và thế giới.
Liên quan đến công tác quản lý XNK, ông Ngô Minh Hải, Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý, Tổng cục Hải quan cho biết, tạo thuận lợi cho thông quan hàng hóa cũng chính là mục tiêu của ngành Hải quan trong thời gian qua. Trong thực hiện các quy định pháp luật về tạo thuận lợi thương mại thì thủ tục Hải quan chiếm 28%, 72% còn lại thuộc các bộ ngành liên quan. Theo World bank, năm 2016, phần liên quan đến thủ tục hải quan đã giảm còn 20%.
Ông Ngô Minh Hải cũng nhấn mạnh, trách nhiệm các bộ ngành trong phối hợp thực thi với cơ quan hải quan tại cửa khẩu là rất quan trọng, làm sao để cải thiện môi trường kinh doanh, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa, tạo thuận lợi cho DN.
Hiện nay văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động quản lý và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK rất nhiều, phạm vi điều chỉnh rộng. Đến 30/11/2016 có 362 văn bản gồm 22 luật, pháp lệnh; 93 nghị định, quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; 247 thông tư, quyết định của các bộ, ngành liên quan đến hoạt động này.
Bên cạnh đó, có trên 200 danh mục hàng hóa XNK thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành. Có những mặt hàng XNK chịu quản lý của nhiều bộ, hoặc ngay trong một bộ lại chịu sự quản lý của 2-3 đơn vị khác nhau, dẫn đến những bất cập, khó khăn.
Đến thời điểm hiện tại, số lượng văn bản liên quan đến hoạt động quản lý và KTCN đã tăng lên, vì thế, ông Ngô Minh Hải, Hải đầu tháng 4 cơ quan Hải quan đã có kế hoạch rà soát để giảm bớt số lượng văn bản, xem văn bản nào cần sửa đổi thì kiến nghị các bộ ngành, Chính phủ sớm xây dựng, đổi mới, bổ sung, sửa đổi các văn bản này.
Tại hội thảo, ý kiến từ các Hiệp hội như Hiệp hội DN dịch vụ logistics VN, Hiệp hội Dệt may, Da giày, Thủy sản, Bông sợi, Gỗ và lâm sản, Hiệp hội DN Nhật bản và từ DN thuộc các Nhóm công tác của VPSF cũng nêu ra các vấn đề, quy định quản lý đang đi ngược tinh thần Chính phủ kiến tạo, như việc quy định phí cửa khẩu cảng biển Hải Phòng, dẫn tới nguy cơ sụt giảm hiệu quả kinh doanh do chính các quy định chính sách, pháp luật còn hạn chế, kém ổn định đó...
Nhiều đại biểu cũng đưa ra các hướng giải pháp cải cách để đại diện cơ quan quản lý lắng nghe, tiếp thu và tổng hợp nghiên cứu.