【đội hình fiorentina gặp atalanta】Cần có quy định cụ thể về soi chiếu trước và sau thông quan
Theầncóquyđịnhcụthểvềsoichiếutrướcvàsauthôđội hình fiorentina gặp atalantao ông Trần Việt Cường, Trưởng Phòng Quản lý rủi ro (QLRR)- Cục Hải quan TP.HCM, khó khăn lớn nhất hiện nay là chưa có văn bản pháp quy nào quy định, hướng dẫn cụ thể đối với công tác soi chiếu trước và sau thông quan để đảm bảo cơ sở pháp lý khi thực hiện.
Cụ thể, chưa có quy định rõ ràng về số lượng container/kiện hàng lựa chọn soi chiếu trước và sau thông quan, hiện Phòng QLRR đang vận dụng Quyết định 2760/QĐ-TCHQ để lựa chọn 1% trên sản lượng hàng hóa tại địa bàn để chỉ định soi chiếu.
Chưa có quy trình nghiệp vụ hướng dẫn việc thực hiện. Hiện nay, các chi cục tự tổ chức việc soi chiếu trước trên cơ sở danh sách container/kiện hàng do Phòng QLRR lựa chọn và một số container có nghi vấn theo nguồn thông tin của chi cục. Công tác tổ chức thực hiện từ việc tiếp nhận danh sách, tiến hành soi chiếu, xử lý, lưu trữ, báo cáo kết quả soi chiếu do các chi cục chủ động bố trí trên cơ sở máy móc thiết bị và nhân sự hiện có.
Chưa có hệ thống công nghệ thông tin để thực hiện công tác này. Toàn bộ quá trình từ cung cấp danh sách container/kiện hàng, cập nhật, xử lý, báo cáo kết quả soi chiếu đều đang thực hiện bằng phương pháp thủ công. Điều này dẫn đến việc tiếp nhận thông tin đôi khi không kịp thời, việc theo dõi các container/kiện hàng đã soi chiếu gặp nhiều khó khăn và tốn nhiều thời gian, nguồn lực, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác lựa chọn soi chiếu và đặc biệt là không đảm bảo độ bảo mật của thông tin, dẫn đến tỷ lệ phát hiện vi phạm qua công tác soi chiếu còn thấp.
Đối với việc soi chiếu tại Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, chưa có hệ thống kết nối mạng giữa cơ quan Hải quan với các hãng hàng không theo quy định tại Điều 61, 62 Nghị định 08/2015/NĐ-CP, do đó các thông tin về hàng hóa phải tạm thời dựa trên nguồn thông tin do doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng (đại diện hãng hàng không) cung cấp. Thông tin về hàng hóa đã được đưa vào kho hàng phải thực hiện thủ công.
Một số hãng tàu chưa đảm bảo đúng quy định về mặt thời gian trong việc truyền thông tin về tàu và hàng hóa, hoặc truyền không đầy đủ thông tin... dẫn đến việc tiếp nhận thông tin khai báo trên Hệ thống E-manifest để phân tích, lựa chọn cont bị chậm, không kịp thời gian tổ chức soi chiếu.
Bên cạnh đó, một số chi cục cho rằng, vị trí lắp đặt máy soi hiện tại chưa đáp ứng được nhu cầu soi chiếu của toàn địa bàn quản lý. Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 4 Phạm Thị Lèo cho biết, hiện đơn vị quản lý 7 bãi cảng ICD khác nhau, nhưng máy soi chỉ được lắp đặt tại bãi ICD Phước Long 3. Trong khi đó, vị trí các cảng nằm phân tán giữa Quận Thủ Đức và Quận 9, khoảng cách các cảng, ICD so với vị trí lắp đặt máy soi gần nhất là 1 km, xa nhất khoảng 20 km. Để vận chuyển container đến địa điểm đặt máy soi, các xe phải chạy vòng ra xa lộ Hà Nội, qua 2 lượt trạm thu phí (đi và về), nên việc soi chiếu hàng hóa mất rất nhiều thời gian cũng như chi phí nâng, hạ và vận chuyển, tạo rủi ro cho cơ quan Hải quan trong việc ra quyết định lựa chọn kiểm tra (đặc biệt là đối với hàng hóa xuất khẩu có thể gây lỡ chuyến tàu).
Theo Phó Cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM Phạm Quốc Hùng, việc soi chiếu hàng hóa trước và sau thông quan là xu hướng tất yếu của hải quan hiện đại nhằm giúp cho việc thực hiện thủ tục hải quan được nhanh chóng, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa, hỗ trợ cho công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại. Do đó, đơn vị đề nghị Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan xây dựng và ban hành hệ thống văn bản pháp quy hướng dẫn cụ thể các vấn đề liên quan đến công tác soi chiếu trước và sau thông quan để đảm bảo cơ sở pháp lý khi thực hiện và để bảo đảm việc thực hiện được thống nhất trong toàn Ngành.
Trên cơ sở đánh giá việc soi chiếu trước và sau thông quan nhằm đạt đến mục đích chủ yếu là răn đe, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện chấp hành pháp luật, nâng cao tính tuân thủ, đồng thời hạn chế được tỷ lệ chuyển luồng đỏ đối với hàng hóa, Cục Hải quan TP.HCM đề xuất quy định không hạn chế số lượng container/kiện hàng lựa chọn để soi chiếu. Đặc biệt là vấn đề xây dựng quy trình soi chiếu ngẫu nhiên sau thông quan trên cơ sở pháp lý rõ ràng, để tránh nhầm lẫn với việc dừng thông quan kiểm tra khi có nghi vấn.
Xây dựng các chức năng trên hệ thống VNACCS/VCIS làm công cụ phục vụ cho công tác soi chiếu. Kết nối hình ảnh soi chiếu (hiện lưu trữ trên hệ thống máy soi ở cửa khẩu) với hệ thống thông quan điện tử (eCustomsV5) để công chức của các đơn vị liên quan sử dụng làm căn cứ tiến hành thông quan hàng hóa. Hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin sao cho toàn bộ quy trình từ chỉ định danh sách container cần soi, cập nhật kết quả, hình ảnh soi, kết quả xử lý... cần phải được theo dõi, quản lý và lưu trữ trên hệ thống thông quan điện tử để đảm bảo cả tính kịp thời và tính pháp lý.
Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thực hiện việc kết nối mạng giữa cơ quan Hải quan với các hãng hàng không để cơ quan Hải quan có thể chủ động khai thác thông tin về hàng hóa trên hệ thống, phục vụ cho việc lựa chọn hàng soi chiếu.
相关推荐
- Ô tô tông trụ điện trên quốc lộ, 4 người nhập viện
- Chính phủ đề xuất luật hóa tài sản số, phát triển công nghiệp bán dẫn
- Chưa rõ nội hàm “quản lý vốn nhà nước” cũng như quyền của doanh nghiệp nhà nước
- Đương kim Hoa hậu Thế giới bị lơ đẹp tại Cannes 2023?
- Bộ Tài chính ban hành cơ chế quản lý tài chính Quỹ Hỗ trợ nông dân
- Soi camera thường thảm đỏ Miss World VN: Ai đẹp nhất?
- Thùy Tiên: 'Muốn đăng quang Miss Grand VN phải đủ tiêu chí ngoại hình'
- Chiếc váy tiên cá của Á hậu Thảo Nhi Lê xuất hiện trên Netflix