【ket qua bong đá trực tuyến】Doanh nghiệp Việt hướng tới AEC như thế nào?

时间:2025-01-13 07:42:42来源:88Point 作者:Nhà cái uy tín

doanh nghiep viet huong toi aec nhu the nao

Chương trình do VCCI phối hợp với Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế, Bộ Ngoại giao tổ chức. Ảnh: H. Huệ

Cần chương trình đồng bộ hỗ trợ doanh nghiệp hội nhập

Chương trình do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế, Bộ Ngoại giao tổ chức.

TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho biết, chỉ còn 2 tuần nữa Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) chính thức hình thành (1-1-2016) với bốn mục tiêu là đảm bảo tự do lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và vốn.

Chủ tịch VCCI nhận định, bản chất AEC là không có cơ cấu chặt chẽ mà tương đối lỏng và không có sự tương thích nhiều. AEC là tiến trình hội nhập chứ không phải là hiệp định, là khát vọng chứ không phải bắt buộc của Cộng đồng Kinh tế ASEAN.

Do đó, thời điểm 1-1-2016 là thời điểm tuyên bố hình thành AEC, là khởi đầu để xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN và để xây dựng được một cộng đồng kinh tế như EU còn cần một thời gian dài nữa.

Tuy nhiên, ông Lộc cũng nhận định, trong số các hiệp định thương mại tự do (FTA), sự cắt giảm thuế quan trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN là cao nhất hiện nay, cao hơn cả so với TPP (Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương) và các FTA khác. Sự cam kết về tự do hàng hóa và dịch vụ trong AEC cũng cao nhất.

Do đó, khi AEC mở ra cơ hội cho doanh nghiệp là nhiều thị trường hơn thì Cộng đồng này cũng mang lại nhiều thách thức cho doanh nghiệp như sự cạnh tranh hàng hóa vô cùng lớn khi trình độ phát triển của doanh nghiệp Việt đa phần thấp hơn các quốc gia cùng Cộng đồng.

Ông Lộc cho biết, yêu cầu quan trọng nhất đối với một doanh nghiệp là phải nắm được thông tin về tình hình kinh tế trong nước và thế giới cũng như về hội nhập và lộ trình mở cửa thị trường. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp có kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với bối cảnh mới và chắc chắn trong kế hoạch đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần phải tự nỗ lực để nâng cao trình độ quản trị, nâng cao trình độ tiếp thị, nâng cao khả năng về mặt tài chính cũng như nguồn nhân lực của mình.

“Nhưng chỉ một mình doanh nghiệp thôi thì không đủ sức mà cần có hệ thống chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Chúng tôi kiến nghị cần phải có một chương trình đồng bộ để hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình hội nhập, giúp các doanh nghiệp tư nhân trong nước có thể lớn lên, có thể hội nhập thành công” – ông Lộc nhấn mạnh.

“Ván cờ” AEC

Chung quan điểm với Chủ tịch VCCI, TS. Võ Trí Thành cho rằng, hội nhập như cách chơi một ván cờ. TS. Thành phân tích, có ba cách chơi cờ, thứ nhất là chỉ quan tâm đến nước cờ; cách thứ hai có tầm nhìn xa hơn là quan tâm đến thế cờ. Và hiện nay một số tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp Việt đang hội nhập theo hai cách này.

Tuy nhiên, có một cách chơi cao tay hơn cả, đó là dự đoán được nước cờ của đối thủ, khi đó cách đi theo nước cờ và thế cờ đã đi vào máu rồi. Với cách chơi này TS. Thành cho rằng ở Việt Nam còn rất ít.

Do đó, khi hội nhập cần nhất là cách chơi cờ và TS. Võ Trí Thành mong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ cùng doanh nghiệp phải "thay đổi cách chơi cờ" để tiến kịp với xu thế hội nhập của thế giới và khu vực.

Phân tích những cơ hội của doanh nghiệp, TS. Thành cho rằng “ván cờ” AEC không phải là kinh doanh mà là hợp tác. Các doanh nghiệp cần biết, thông qua ASEAN có nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, những chương trình đó không chỉ hướng dẫn cách kiếm tiền mà còn là cách kiếm tiền xanh, chính là sự phát triển bền vững.

“ASEAN là một cuộc chơi có tầm nhìn sau năm 2015, một cuộc chơi xanh và bền vững, là chân trời vô tận cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, bởi bên cạnh xu thế tập đoàn hiện đang có xu hướng cá thể hóa, một người cũng là tập đoàn, phù hợp với tư duy của người Việt Nam, chỉ cần doanh nghiệp chịu khó nghĩ là ra cách” – ông Thành chia sẻ.

Chủ động nắm bắt thông tin

Chia sẻ những nỗ lực của Chính phủ trong hỗ trợ doanh nghiệp hội nhập, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết, hiện Bộ Công Thương đang phối hợp với các bộ, ngành hữu quan đẩy nhanh tiến độ thuận lợi hóa thương mại, giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh.

Ông Hải nêu ba chương trình mà Bộ Công Thương đang thực hiện, trong đó đặc biệt là việc phối hợp với Tổng cục Hải quan và các bộ, ngành khác tham gia Cơ chế hải quan một cửa quốc gia, tiếp đến là cơ chế doanh nghiệp tự chứng nhận xuất xứ mà Bộ Công Thương đang triển khai thí điểm. Bên cạnh đó, Bộ cũng đang tiến hành đơn giản hóa hồ sơ, thủ tục xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp.

Trong phần phát biểu của mình, bà Phạm Thị Thu Hằng, Tổng Thư ký VCCI nhấn mạnh, nhận thức của các DN Việt Nam về các cam kết kinh tế, thương mại còn chưa đầy đủ. Các cuộc khảo sát gần đây của VCCI và một số tổ chức khác cho thấy, dường như doanh nghiệp Việt Nam đang rất lạc quan với triển vọng của các FTA mang lại nhưng lại hầu như chưa nhìn thấy mặt trái của hội nhập.

Đa số doanh nghiệp nhìn nhận ASEAN như cơ hội tiếp cận thị trường, gia tăng xuất khẩu, mà lợi ích này trong ASEAN là tương đối hạn chế. Trên thực tế, việc kết nối một “thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất” mới là mục tiêu chí của ASEAN và là lợi ích dài hạn mà các DN trong ASEAN cần nhắm đến.

Do đó, bà Hằng cho rằng, doanh nghiệp cần khắc phục sự thiếu chủ động nắm bắt thông tin, đặc biệt thông tin cụ thể trong từng lĩnh vực, bởi những thông tin này sẽ tác động mạnh mẽ đến sự dịch chuyển của chuỗi giá trị và đương nhiên là sẽ tác động đến chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp.

Trong khuôn khổ Chương trình, tối cùng ngày, gala “Giao lưu văn hóa ASEAN” được tổ chức tại Học viện Âm nhạc Việt Nam, được truyền hình trực tiếp trên VTV.

Đêm Gala được tổ chức với mong muốn tăng cường hiểu biết hơn nữa giữa các quốc gia trong khối ASEAN trên cơ sở hiểu biết về văn hóa, là tiền đề quan trọng tăng cường hợp tác kinh tế hiệu quả. Chương trình có sự tham dự của đại diện các Bộ, ngành liên quan của Việt Nam, đại diện Đại sứ quán các nước khối ASEAN tại Việt Nam và các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

相关内容
推荐内容