Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình. Đây là những thông tin mới về tình hình điều hành chính sách tiền tệ năm 2016 vừa được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình cho biết tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ và địa phương sáng 29/12. Rất khó giảm lãi suất trong năm tới Tại phiên họp này,ốngđốcNguyễnVănBìnhSắpcócơchếđiềuhànhtỷgiámớtỉ số na uy Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh đã nêu vấn đề nhiều DN kỳ vọng lãi suất cho vay của ngân hàng cho thể giảm thêm để hỗ trợ cho phát triển sản xuất. Lãi suất cho vay của các ngân hàng năm 2015 bình quân ở mức 9 – 10%/năm, trong bối cảnh lạm phát cả năm chưa đến 1%. Đây là mức chênh lệch khá cao giữa lạm phát và lãi suất. Trả lời về vấn đề này, Thống đốc NHNN cho biết mặc dù lạm phát năm vừa qua rất thấp nhưng chủ yếu do các yếu tố bên ngoài, nhất là giá dầu và giá hàng hóa thế giới giảm… Nếu loại các yếu tố này ra thì lạm phát năm 2015 ở quanh mức 3%. Trong khi đó, lạm phát theo định hướng lâu dài của chúng ta là duy trì dưới 5%. “Do đó, dư địa để tiếp tục giảm lãi suất là rất khó. Nếu giảm lãi suất có thể đạt lợi ích trong ngắn hạn nhưng sẽ phá vỡ ổn định lâu dài”, ông Nguyễn Văn Bình cho biết. Cũng theo Thống đốc NHNN, những tháng cuối năm, áp lực tăng lãi suất rất lớn. Tốc độ tăng trưởng tín dụng ngân hàng năm 2015 đạt xấp xỉ 18%, trong khi tốc độ huy động vốn chỉ hơn 13%. Như vậy, để đảm bảo tăng trưởng tín dụng thì nhu cầu vốn tăng nhiều, áp lực lên lãi suất lớn. Thông thường, để ổn định tỷ giá thì lãi suất sẽ tăng, nhưng trước biến động của tỷ giá thời gian qua, NHNN vẫn giữ ổn định mặt bằng lãi suất, sử dụng nhiều chính sách khác để đảm bảo ổn định tỷ giá. Tỷ giá sẽ không "cố định" Về định hướng điều hành năm 2016, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết sẽ cố gắng duy trì mặt bằng lãi suất ổn định như năm 2015. Tuy nhiên, có thể sẽ giảm lãi suất cho vay trung và dài hạn thêm khoảng 0,3 đến 0,5%/năm. Đối với tỷ giá, NHNN sẽ cố gắng duy trì tỷ giá ổn định, “nhưng không phải là cố định”. Trong những tháng đầu năm, NHNN sẽ có cơ chế điều hành tỷ giá mới phù hợp với các biến động trên thị trường tài chính tiền tệ thế giới, để tỷ giá của thị trường vừa linh hoạt nhưng vẫn theo chiều hướng ổn định. Về tăng tưởng tín dụng, dự kiến năm 2016 vẫn duy trì ở mức dưới 20% để đảm bảo tương xứng với mức tăng trưởng 6,7% theo kế hoạch. Đồng thời, hỗ trợ cho thị trường trái phiếu. Lượng tiền cung ứng sẽ duy trì 16 – 18%. Ngoài ra, Thống đốc NHNN cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương trong công tác điều hành năm tới chú ý tới tình hình lạm phát. Mặc dù lạm phát năm 2015 rất thấp, nhưng cũng không loại trừ khả năng lạm phát năm 2016 khó kiểm soát ở mức dưới 5%. Theo đánh giá, dư địa để giảm các mặt hàng thiết yếu, nhất là dầu thô không nhiều, thậm chí có chiều hướng tăng trở lại. Thêm vào đó, nhiều mặt hàng thuộc diện Nhà nước hỗ trợ sẽ phải điều chỉnh trong các năm tới. Do đó áp lực tăng lạm phát năm tới là không nhỏ./. Kể từ đầu năm 2011 đến giữa năm 2015, tỷ giá chính thức của NHNN gần như được neo cố định. Theo PGS.TS Phạm Thế Anh (trường Đại học Kinh tế quốc dân), chính sách này, cùng với việc tăng lãi suất, đã tạo niềm tin cho thị trường và phát huy tác dụng tốt trong việc chống lạm phát cao những năm 2011–2012. Tuy nhiên, sang đến giữa năm 2015, khi lạm phát thấp kỷ lục thì chính sách neo tỷ giá có vẻ không còn phù hợp. Chính sách này lâu dài làm giảm tính độc lập và linh hoạt của chính sách tiền tệ, dễ làm phát sinh kỳ vọng một chiều (tăng) về tỷ giá, gây ra hoạt động đầu cơ một khi thâm hụt thương mại của Việt Nam quay trở lại. Hiện nay, khả năng can thiệp vào thị trường ngoại hối của NHNN đang suy giảm do thâm hụt thương mại gia tăng và dự trữ ngoại hối suy giảm, sau những đợt can thiệp để ổn định tỷ giá trong năm 2015. Công cụ lãi suất tiền gửi ngoại tệ của NHNN cũng hết tác dụng do đã giảm về 0%. “Do vậy, NHNN sẽ phải tính toán lại khả năng điều hành tỷ giá linh hoạt hơn trong năm 2016 nếu như không muốn tăng lãi suất tiền gửi VND, ảnh hưởng xấu đến khả năng hồi phục của các doanh nghiệp trong nền kinh tế”, PGS.TS Phạm Thế Anh nhận định. |
H.Y |