【soi kèo tv】Nâng cao năng suất cho quả dứa theo tiêu chuẩn VietGAP
Dứa VietGAP tại Hậu Giang đạt năng suất 30 tấn/ha,ângcaonăngsuấtchoquảdứatheotiêuchuẩsoi kèo tv cao gấp 3 lần cách trồng truyền thống. Ngoài ra, trồng khóm VietGAP còn cho tỷ lệ trái loại I đạt tới 90%Cây dứa Queen Cầu Đúc đã có mặt trên vùng đất Hậu Giang hơn nửa thế kỷ qua và được nông dân trồng nhiều ở TP Vị Thanh và huyện Long Mỹ. Đây là giống dứa dễ trồng, cho thu nhập cao nên diện tích có thời điểm tăng lên đến hơn 7.000 ha và đã được chế biến XK đi nhiều nước.
Ứng dụng VietGAP vào sản xuất đã đem lại nguồn lợi không nhỏ về năng suất cho cây dứa ở Hậu Giang
Tuy nhiên, do được trồng nhiều năm, nguồn giống lại được lấy từ chồi nách của vụ trước trồng lại cho vụ sau, dẫn đến mầm bệnh có cơ hội tích lũy trong cây giống, làm cây phát triển kém, năng suất ngày càng giảm. Hơn nữa, qua điều tra khảo sát người dân và rẫy dứa thì có hộ dân trồng khóm lưu gốc trên rẫy hơn 10 năm mới trồng lại.
Điều đó đã dẫn đến giống bị thoái hóa, lưu tồn mầm bệnh trong môi trường, đất trồng dứa bị kiệt màu, giảm hiệu quả hấp thu dinh dưỡng của dứa, năng suất và chất lượng trái dứa giảm thấp. Từ đó, làm cho diện tích trồng khóm của tỉnh ngày càng teo tóp dần, hiện chỉ còn 1.546 ha, năng suất trung bình rất thấp 10 tấn/ha, chưa bằng 1/2 so với các nước trong khu vực.
Trước tình hình này, UBND tỉnh Hậu Giang đã giao Sở NN-PTNT phối hợp với Trường ĐH Cần Thơ triển khai đề tài phục tráng lại giống khóm Queen để khắc phục tình trạng thoái hóa giống, từng bước giúp nông dân chuyển đổi giống dứa cũ .
Trung tâm KN-KN Hậu Giang cũng triển khai mô hình sản xuất dứa Cầu Đúc theo tiêu chuẩn VietGAP, với diện tích 9 ha. Đây là mô hình nhằm giúp người dân SX theo hướng ATVSTP, nâng cao trình độ sản xuất, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và truy nguyên được nguồn gốc.
Bên cạnh đó, tỉnh còn đầu tư xây dựng, đăng ký thương hiệu khóm Cầu Đúc để đứng vững trên thị trường, tạo đầu ra ổn định cho cây khóm. Kết quả này đã mang lại cho người trồng khóm nguồn thu nhập cao hơn hẳn so với cách làm truyền thống.
Từ thành công bước đầu, UBND tỉnh Hậu Giang tiếp tục có sự đầu tư nhiều hơn cho cây dứa, với mục tiêu đưa cây dứa Queen trở thành cây trồng trọng điểm cho hiệu quả kinh tế cao của vùng đất phèn nặng và chủ trương sẽ mở rộng diện tích trồng khóm toàn tỉnh lên 3.000 ha.
Và lần này, đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện là Sở KH-CN Hậu Giang. Theo đó, Trung tâm Thông tin & Ứng dụng KHCN Hậu Giang (Sở KH-CN) phối hợp với Trường ĐH Cần Thơ thực hiện dự án "Xây dựng mô hình ứng dụng KHKT phát triển vùng chuyên canh cây dứa Queen sạch bệnh ở Hậu Giang" với diện tích canh tác 50 ha theo tiêu chuẩn VietGAP.
Dự án được thực hiện ở 2 địa phương là TP Vị Thanh và huyện Long Mỹ, nơi mà người dân có kinh nghiệm canh tác dứa lâu đời. Tổng kinh phí thực hiện dự án là 4,5 tỷ đồng, trong đó Bộ KH-CN cấp 2,5 tỷ đồng (từ nguồn kinh phí Chương trình Phát triển nông thôn miền núi), còn lại là ngân sách địa phương và vốn đối ứng của các hộ dân tham gia dự án.
Không chỉ được hỗ trợ về mặt KHCN áp dụng vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng, nông dân tham gia dự án còn được hỗ trợ tìm thị trường đầu ra cho sản phẩm.
Trước mắt, sản phẩm sẽ được quảng cáo tiếp thị đến siêu thị, chợ đầu mối, xây dựng hệ thống cung ứng tại vùng sản xuất, phổ biến giá cả và tiêu chuẩn phân loại quả thu mua đến nhà vườn, sử dụng các dụng cụ thu hoạch, chứa trái và chuyên chở hợp lý nhằm giảm thiểu tỷ lệ trái bị hư hỏng.
Hướng đến liên kết tiêu thụ sản phẩm thông qua ký kết hợp đồng với siêu thị, chợ đầu mối và với các đơn vị XK. Trong tương lai sẽ XK trực tiếp khi đạt chứng nhận VietGAP.
Quả dứa Cầu Đúc luôn được người tiêu dùng đón nhận
ThS Nguyễn Thị Kiều, Trưởng phòng Ứng dụng KHCN (Trung tâm Thông tin & Ứng dụng KHCN Hậu Giang), chủ nhiệm đề tài cho biết, tham gia chương trình, ngoài được tập huấn kỹ thuật, nông dân còn được hỗ trợ cây giống, công nghệ, phân bón hữu cơ, chi phí cho phân tích dư lượng trong đất, nước, trái, chi phí chứng nhận dứa theo tiêu chuẩn VietGAP...
“Toàn bộ diện tích 50 ha này được canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP bằng kỹ thuật cao như trồng cây sạch bệnh héo khô đầu lá, áp dụng kỹ thuật phân bón vô cơ và hữu cơ kết hợp; ứng dụng giải pháp IPM và ICM (xử lý giống và đất, mật độ canh tác hợp lý…) trong canh tác nhằm giảm chi phí, số lần phun thuốc BVTV và nhất là cải tiến khâu thu họach thế nào để giảm tỷ lệ hao hụt.
Do vậy dự án này phải có nhiều ban ngành, cán bộ kỹ thuật tham gia để làm thế nào truyền tải được những tiến bộ của khoa học vào từ khâu nghiên cứu đến thực tiễn SX”, ThS Kiều nói.
ThS Nguyễn Thị Kiều cho biết thêm, với dứa trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, sau 13 tháng kể từ khi xuống giống bắt đầu cho thu hoạch. Năng suất đạt rất cao, khoảng 30 tấn/ha (cao gấp 3 lần năng suất trung bình hiện nay) và đặc biệt là tỷ lệ dứa đạt loại 1 lên đến 90% (cách trồng thông thường chỉ đạt 50 - 60%).
Với một chu kỳ trồng dứa 26 tháng sẽ thu hoạch được 2 vụ (1 vụ tơ và 1 vụ gốc) nông dân thu được 60 tấn trái/ha, giá bán bình quân 4.000 đ/kg, sẽ mang lại nguồn doanh thu 240 triệu đồng.
H. Thanh
Tổ chức nào chứng nhận VietGAP?