您的当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【kết quả góc】Vay, trả nợ công giữa kỳ đều đạt chỉ tiêu, định lượng Quốc hội đề ra 正文

【kết quả góc】Vay, trả nợ công giữa kỳ đều đạt chỉ tiêu, định lượng Quốc hội đề ra

时间:2025-01-10 19:52:53 来源:网络整理 编辑:Nhà cái uy tín

核心提示

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Đức MinhQuản lý nợ công đạt nhiều kết quả nổi bậtTại hội thảo, ông Trương kết quả góc

Vay, trả nợ công giữa kỳ đều đạt chỉ tiêu, định lượng Quốc hội đề ra
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Đức Minh

Quản lý nợ công đạt nhiều kết quả nổi bật

Tại hội thảo, ông Trương Hùng Long - Cục trưởng Cục QLN&TCĐN cho biết, cùng với việc các cơ quan triển khai đánh giá giữa kỳ các kế hoạch 5 năm, giai đoạn năm 2021-2025, về phát triển kinh tế - xã hội, tài chính quốc gia, đầu tư công và các đề án khác, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện đánh giá giữa kỳ kế hoạch vay trả nợ công 5 năm, trình Chính phủ để báo cáo Quốc hội khóa XV tại kỳ họp thứ 6.

Theo ông Trương Hùng Long, kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025 được triển khai thực hiện trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều biến động phức tạp, khó lường. Tuy nhiên, Việt Nam đã duy trì được ổn định chính trị - xã hội, nền tảng kinh tế vĩ mô được giữ vững, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế được đảm bảo.

Triển khai Nghị quyết số 23/2021/QH15 của Quốc hội, đến nay các mục tiêu cụ thể, chỉ tiêu định lượng Quốc hội đề ra đều đạt, gồm:

Tổng mức vay của Chính phủ khoảng 1,370 triệu tỷ đồng; nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ khoảng 937 nghìn tỷ đồng (đạt 54,4% kế hoạch);

Rút vốn các khoản chính phủ vay về cho vay lại khoảng 57,5 nghìn tỷ đồng, đảm bảo hạn mức không quá 222 nghìn tỷ đồng;

Kỳ hạn phát hành bình quân trái phiếu chính phủ năm 2021 đạt 13,92 năm; năm 2022 đạt 12,67 năm; năm 2023 dự kiến 12,6 năm, đảm bảo mục tiêu 9 -11 năm;

Tốc độ tăng dư nợ bảo lãnh chính phủ năm sau đảm bảo không vượt quá tốc độ tăng GDP danh nghĩa năm trước;

Các chỉ tiêu an toàn nợ từng năm giai đoạn 2021-2023 đảm bảo trong các mức trần và ngưỡng an toàn được Quốc hội phê duyệt..

Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức do độ mở nền kinh tế cao nên dễ chịu tác động từ cú sốc bên ngoài. Tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường gây sức ép lên tài chính ngân sách.

Hiện nay Việt Nam đã trở thành nước thu nhập trung bình. Trong thời gian tới, khoản vay ODA sẽ tiến tới kết thúc, tỷ trọng vay ưu đãi và vay theo điều kiện thị trường tăng, dẫn đến chi phí vay vốn tăng lên, đặc biệt trong bối cảnh lãi suất thế giới vẫn duy trì ở mức cao.

Ông Trương Hùng Long cho biết, tại Nghị quyết số 23/2021/QH15, Quốc hội đã đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ và 10 nhóm giải pháp. Nhìn lại giai đoạn 2021-2023, công tác quản lý nợ công đã đạt được một số kết quả nổi bật, như: an toàn nợ công được đảm bảo trong phạm vi mức trần, ngưỡng cảnh báo được Quốc hội phê duyệt; đảm bảo huy động vốn vay cho ngân sách nhà nước và đầu tư phát triển; thực hiện thanh toán trả nợ đầy đủ, đúng hạn, góp phần cải thiện hệ số tín nhiệm quốc gia; năm 2022, trong bối cảnh nhiều quốc gia bị hạ bậc tín nhiệm, Việt Nam được 2 tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s và S&P nâng hạng tín nhiệm quốc gia, tổ chức Fitch giữ nguyên mức xếp hạng tín nhiệm.

Vay, trả nợ công giữa kỳ đều đạt chỉ tiêu, định lượng Quốc hội đề ra
Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại Trương Hùng Long phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Đức Minh

Theo ông Trương Hùng Long, mục tiêu đánh giá giữa kỳ Kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm là để xác định kết quả đạt được trong giai đoạn 2021-2023, những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân; từ đó đề ra các giải pháp, nhiệm vụ chủ yếu trong giai đoạn 2024-2025 để hoàn thành các mục tiêu kế hoạch đã được duyệt.

Đối mặt nhiều thách thức

Ông Andrea Coppola - Chuyên gia kinh tế trưởng của WB, ghi nhận tiến độ đạt được của Việt Nam thời gian qua trong công tác quản lý nợ công. Việt Nam cũng đã có những cải cách quan trọng về quản lý nợ công, trong đó bao gồm tăng cường khung pháp lý, quản lý thể chế…

Ông Andrea Coppola cũng đã chỉ ra một số thách thức liên quan tới công tác quản lý nợ công trong thời gian tới, như: huy động nguồn vốn vay lớn đang trở thành động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong những năm tới, nhất là khi Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình, sau này sẽ là nước thu nhập cao thì cần phải đầu tư nhiều hơn; việc biến đổi khí hậu đang tạo ra thách thức lớn cho Việt Nam; nhu cầu quản lý nợ thay đổi, tạo ra nhu cầu mới trong quản lý nợ.

Bên cạnh đó, vai trò của Quỹ Bảo hiểm xã hội là nguồn huy động lớn dần dần giảm xuống, điều đó có ý nghĩa chi phí huy động nợ tăng lên vì các huy động theo lãi suất thị trường; trái phiếu hiện nay do các quỹ bảo hiểm xã hội nắm giữ sẽ phải huy động theo lãi suất thị trường, sau này quỹ sẽ không còn là nguồn lớn nữa.

Vay, trả nợ công giữa kỳ đều đạt chỉ tiêu, định lượng Quốc hội đề ra
Ông Andrea Coppola - Chuyên gia kinh tế trưởng WB, phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Đức Minh

“Điều này có nghĩa, quản lý nợ chủ động ngày càng quan trọng hơn trong những năm tới” - ông Andrea Coppola nhận xét.

Ông Andrea Coppola nêu ý kiến, cải cách thể chế tạo điều kiện cho công tác huy động nợ, trên cơ sở đó hỗ trợ phát triển thị trường trong nước hiệu quả, góp phần quản lý ngân sách hiệu quả.

Ông Andrea Coppola khẳng định, WB cùng với SECO sẵn sàng hỗ trợ Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tăng cường công tác quản lý và các hoạt động hỗ trợ, bao gồm thông qua chương trình quản lý nợ rủi ro được đưa vào Việt Nam từ năm 2019, trong đó hỗ trợ Việt Nam quản lý vĩ mô và tài khóa tốt hơn, chống lại cú sốc bên ngoài, tăng cường thể chế.

Tại hội thảo, đại diện các bộ, ngành, địa phương thảo luận, làm sâu sắc hơn các đánh giá, phân tích về việc huy động, sử dụng vốn vay nợ công giai đoạn 2021-2023. Bên cạnh đó, các chuyên gia quốc tế chia sẻ kinh nghiệm về quản lý nợ công và các khuyến nghị cho Việt Nam để phục vụ đánh giá giữa kỳ, giúp Bộ Tài chính hoàn thiện báo cáo.