发布时间:2025-01-10 09:21:31 来源:88Point 作者:Thể thao
Phương pháp tính giá hiện có nhiều bất cập
VCCI cho rằng,áchtínhgiáBOTmớicủaVCCIDoanhnghiệpvậntảicònbănkhoăkết quả bd hôm nay phương pháp xác định giá tối đa sử dụng dịch vụ BOT hiện nay là rất bất cập và đề xuất một phương pháp tính mức giá tối đa mới. Cụ thể, phương pháp giá toàn tuyến (giá theo lượt) thường được áp dụng cho những dự án thu phí mở và hầm đường bộ. Cách tính giá này hoàn toàn không quan tâm đến chiều dài tuyến đường, chất lượng đường, tốc độ và thời gian lưu thông trước và sau khi có dự án đường bộ…
Còn phương pháp theo chiều dài đường (giá theo chặng) thường được áp dụng cho những dự án thu phí đóng. Mặc dù giá đã được xác định dựa vào chiều dài tuyến đường, nhưng các yếu tố về chất lượng đường, tốc độ và thời gian lưu thông… vẫn chưa được cân nhắc xem xét.
Vì vậy, cách định giá này dường như quá chung chung, có thể gây ra nhiều hệ quả xã hội bất cập. Ví dụ khi áp dụng phương pháp giá toàn tuyến phải luôn bảo đảm khoảng cách giữa các trạm thu phí tối thiểu là 70km quy định tại Điều 2.2.b Thông tư 159/2013/TT-BTC. Tuy nhiên, cũng ngay tại quy định này lại cho phép khoảng cách ngắn hơn 70km khi được các cơ quan có thẩm quyền đồng ý. Vô hình trung, quy định này có thể dẫn đến tình trạng một đoạn đường dài 30km cũng được thu phí bằng với một đoạn đường dài 100km.
Đồng thời, hai phương pháp trên không giải quyết được tình trạng thu phí quá cao của một số dự án cải tạo, tăng cường mặt đường. Trong trường hợp đường cũ vẫn còn tốt, đang được đi miễn phí, chủ đầu tư chỉ thực hiện việc cải tạo, tăng cường mặt đường mà vẫn được thu giá với mức tối đa là rất bất hợp lý. Nguyên nhân xuất phát từ việc căn cứ tính mức giá thu đã bỏ qua hoàn toàn các yếu tố về chất lượng giao thông trước khi có dự án.
Trước thực trạng trên, VCCI đề xuất áp dụng phương pháp tính giá sử dụng đường bộ cho mỗi phương tiện giao thông dựa trên “chi phí vận tải tiết kiệm được” của phương tiện đó. Theo đó, các bên liên quan sẽ phải tính toán chi phí vận tải trung bình của một phương tiện khi đi từ A đến B trên đường cũ, bao gồm chi phí khấu hao xe, chi phí nhiên liệu, chi phí thời gian đi lại… Sau khi dự án giao thông được thực hiện, chi phí trung bình để phương tiện đó đi từ A đến B sẽ giảm xuống. Như vậy, nhờ dự án đường bộ đó, chủ phương tiện được lợi một khoản “chi phí vận tải tiết kiệm được”. Chủ đầu tư dự án được phép thu giá dịch vụ bằng một tỷ lệ nhất định trên khoản chi phí tiết kiệm được này, nhưng giá thu không bao giờ được phép vượt quá chi phí tiết kiệm được.
Cách tính mới chưa tính đến rủi ro của DN vận tải
Trước phương pháp tính giá BOT mới này, ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho biết, ông hoàn toàn ủng hộ phương án, bởi cách tính này sẽ giúp các DN vận tải chỉ phải đóng phí ở mức “chấp nhận được”. Do chủ đầu tư chỉ được phép thu giá bằng 50% những gì chủ phương tiện được hưởng lợi, nên chủ phương tiện luôn được hưởng lợi 50% giá trị còn lại.
Tuy nhiên, về cách tính cụ thể, theo ông Thanh, cần phải có sự nghiên cứu và làm rõ bởi theo đề xuất của VCCI, giả sử chi phí trung bình để một xe tải cỡ 4- 10 tấn đi từ A đến B là 500.000 đồng, sau khi xây dựng dự án đường bộ thì chi phí này giảm xuống chỉ còn 300.000 đồng, một phương tiện đi từ A đến B sẽ được hưởng lợi 200.000 đồng. Nhà nước đã đặt ra quy định mức giá thu tối đa không được vượt quá 50% chi phí tiết kiệm được. Như vậy, chủ đầu tư chỉ được phép thu ở mức giá tối đa là 100.000 đồng. Nhưng nếu lấy một ví dụ cụ thể là chặng đường đi từ Hà Nội đến Lào Cai, trước đây khi chưa có đường cao tốc thì DN vận tải phải đi mất 12 tiếng mới đến nơi, nay khi có đường mới thì chỉ mất 4-5 tiếng như vậy DN vận tải đã tiết kiệm được một nửa thời gian đi xe, nhưng cách tính chi phí cụ thể tiết kiệm được là bao nhiêu, gồm những khoản gì, những khoản chi phí tiết kiệm được sẽ rất khó định lượng được, mà nếu có định lượng được thì cũng sẽ khó thuyết phục đối với các DN vận tải. “Bên cạnh đó việc sử dụng xe cũ và xe mới cũng sẽ có sự chênh lệch về chi phí tiết kiệm được khá lớn (mức khấu hao nhiên liệu, sự mài mòn của máy móc...) vì vậy cách tính này vẫn còn cần có sự nghiên cứu thêm”, ông Thanh nhấn mạnh.
Đồng quan điểm với ông Thanh, ông Nguyễn Đức Chính, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Đức Chính cho biết thêm, khái niệm mà VCCI đưa ra rất hay nhưng cách thức thực hiện, cách thức triển khai cách tính này trong thực tế sẽ như thế nào lại là chuyện cần phải nghiên cứu thêm. Bởi theo ông Chính, hiện nay phương pháp tính giá BOT mới chỉ làm hài lòng nhà đầu tư chứ chưa thuyết phục được các doanh nghiệp vận tải. Đáng chú ý, trong đề xuất tính mới của VCCI, tính rủi ro của doanh nghiệp vận tải chưa được tính đến, trong khi đây là hoạt động tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Đặc biệt, theo ông Chính, đối với các tuyến đường cũ có sẵn nên dẹp bớt các trạm BOT, nếu có thì chỉ nên thu mức phí đủ để duy trì thường xuyên.
相关文章
随便看看