【tỷ sô truc tuyen】Tự hào nhiếp ảnh

时间:2025-01-09 13:18:19 来源:88Point

Báo Cà Mau(CMO) Trước những yêu cầu mới của cách mạng vào thập niên 1960, ngành điện ảnh Tây Nam Bộ ra đời (khi Ban Tuyên huấn Khu uỷ hình thành và cho ra đời các đơn vị tuyên truyền, trong đó có điện ảnh). Như vậy, ngành điện ảnh Tây Nam Bộ được thành lập trên cơ sở tiếp nối những kinh nghiệm, kiến thức và những cán bộ Nhiếp - Ðiện ảnh từ thời kháng chiến chống Pháp như: Khương Mễ, Mai Lộc, Nguyễn Thế Ðoàn, Hồ Tây… Ðầu năm 1961, bộ ảnh "Mặt trận dân tộc giải phóng miền Tây Nam Bộ" ra mắt quần chúng. Ðây là loạt ảnh của các nhà nhiếp ảnh 6 năm trước ở lại miền Nam đem máy ảnh cất giữ từ các kho tàng bí mật ra ghi chép sự kiện lịch sử này.

Năm 1961, Ban Tuyên huấn Khu uỷ Tây Nam Bộ được thành lập. Cũng trong năm đó, đơn vị nhiếp ảnh khu Tây Nam Bộ ra đời với các nhà nhiếp ảnh sau 6 năm hoạt động bí mật, được quy tụ về căn cứ U Minh như: Trần Bỉnh Khuôl (Hai Nhiếp), Võ An Khánh, Nguyễn Khắc Tâm, Ngô Phi Liếp…

Tại đây, họ chuẩn bị cho kế hoạch đào tạo nghiệp vụ và tổ chức một bộ máy phù hợp với nhu cầu của giai đoạn mới. Công việc đầu tiên là cử người phụ trách giàu kinh nghiệm và giỏi nghề ảnh.

Khi bộ phận nhiếp ảnh hoạt động có hiệu quả thì Ban Tuyên huấn Khu uỷ Tây Nam Bộ chủ trương tuyển con em những gia đình có truyền thống cách mạng đang theo học các trường phổ thông kháng chiến mang tên Lý Tự Trọng, đào tạo học sinh cấp 2 và cấp 3. Ðây là nguồn nhân lực cung cấp chủ yếu cho đội ngũ điện ảnh miền Tây Nam Bộ sau này.

Do nhu cầu phát triển căn cơ của ngành điện ảnh, một số cán bộ được Ban Tuyên huấn Khu cử lên Trung ương Cục ở miền Ðông Nam Bộ học nghề. Ðầu năm 1962, các ông Lê Châu và Trần Thanh Hùng lập tức băng Ðồng Tháp Mười lên đường. Tại Chiến khu R miền Ðông, 2 người con của miền Tây lần đầu tiên tiếp xúc với đội ngũ sản xuất phim thuộc Xưởng phim Giải phóng miền Nam.

Học hỏi từ quy trình sản xuất đến quay phim trong thời gian chưa đầy 2 năm, các ông trở về miền Tây Nam Bộ với hành trang vào nghề hết sức thiếu thốn, chỉ 1 chiếc máy quay phim nhựa hiệu Arri  Alexa của Cộng hoà dân chủ Ðức tặng, kèm vài cuốn phim 16 ly. Vậy là “Bệnh viện trong rừng đước” trở thành tác phẩm điện ảnh đầu tiên của thế hệ điện ảnh trẻ ở miền Tây Nam Bộ. Kết quả sau mấy tháng tập huấn đã mang lại cho nhà quay phim nữ duy nhất của lớp trẻ lúc bấy giờ ở miền Tây Nguyễn Thuý Liễu có nhiều bài học kinh nghiệm quý giá, tiếp cận sâu sắc hơn với hiện thực kháng chiến. Tác phẩm “Bệnh viện trong rừng đước” sau này được phát hành sang nhiều nước, được bạn bè quốc tế khen ngợi. Thành công đó càng thôi thúc những người làm điện ảnh miền Tây bám sát các đề tài nóng bỏng của chiến trường.

Ảnh chụp từ phim "Bệnh viện trong rừng đước".

 Nhiều nhà quay phim đã dấn thân cả đời vào cuộc kháng chiến, thực hiện sứ mệnh cao cả của người ghi chép lịch sử bằng hình như: Lê Châu, Trần Thanh Hùng, Phạm Minh Tước, Mai Thanh Liêm, Nguyễn Việt Hùng, Phạm Nguyễn, Trần Phong, Trần Chí Kông, Phan Minh Tràng… Mục đích cuối cùng của một tác phẩm điện ảnh cách mạng là mang đến công chúng những hàm lượng thông tin và giá trị nghệ thuật, góp phần động viên, cổ vũ Nhân dân và chiến sĩ thực hiện công cuộc cứu nước. Vì vậy, cần có các đơn vị chiếu bóng lưu động với những trang thiết bị chuyên ngành gọn nhẹ nhất, nhưng đảm bảo vận hành tốt nhất. Ðồng thời, nguồn nhân lực cho các đơn vị này cần được đào tạo bài bản. Các lớp tập huấn được tổ chức liên tục, ngay cả ở những thời điểm giặc đánh phá ác liệt nhất, học viên vẫn được các chuyên viên kỹ thuật nhiều kinh nghiệm truyền đạt kỹ năng như: Nguyễn Văn Lượng, Mai Liên...

Trải ngót gần 13 năm từ khi ra đời năm 1962 đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 30/4/1975, gần 20 khoá tập huấn được tổ chức. Hàng trăm cán bộ, từ quay phim, dựng phim, chiếu bóng, đến kỹ thuật viên được đào tạo. Tốp trước ngã xuống, tốp sau kế thừa, sự nghiệp Nhiếp - Ðiện ảnh Tây Nam Bộ khởi đầu và tiếp nối như thế. 

Cảnh quay phim tài liệu "Phim ảnh miền Tây" tại rạch Xẻo Cùi, xã Tam Giang, huyện Năm Căn, năm 2012. Ảnh: LÊ VŨ HOÀNG

Từ cái nôi của ngành Nhiếp - Ðiện ảnh miền Tây Nam Bộ bên cánh rừng đước bạt ngàn Năm Căn, rừng tràm U Minh rợp bóng mát che chắn ngăn máy bay giặc oanh kích, đã cho ra đời nhiều thước phim tư liệu quý giá của một giai đoạn lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc và chịu nhiều mất mát, đau thương. Sau cuộc chiến, đã có 19 cán bộ quay phim, nhiếp ảnh, kỹ thuật viên… của ngành Nhiếp - Ðiện ảnh miền Tây hy sinh nơi chiến trường đạn bom, khói lửa. Những tấm hình, thước phim, những tác phẩm điện ảnh đầy sức sống của họ là một thành tố quan trọng trong văn hoá kháng chiến, là cơ sở để góp phần tạo nên thắng lợi toàn diện của công cuộc giải phóng dân tộc, mang lại tự do, ấm no và hạnh phúc như ngày hôm nay.

Năm 2020, bia lưu niệm tại xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn, được xây dựng, khánh thành đã ghi dấu, nhắc nhở các thế hệ còn có một nền Nhiếp - Ðiện ảnh Tây Nam Bộ đã từng có mặt gần 13 năm ở rừng đước, rừng tràm của tỉnh Cà Mau.

Bia Nhiếp ảnh - Ðiện ảnh miền Tây Nam Bộ ở xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn. Ảnh: NAM SƠN

 

​Lê Vũ Hoàng lược ghi

 

推荐内容