【7m.cn truc tiep ket qua bong da】Cải cách kiểm tra chuyên ngành: Khi Chính phủ rốt ráo “vào cuộc”...
时间:2025-01-26 06:09:21 出处:Thể thao阅读(143)
Vận hành đồng bộ
Có thể thấy trong suốt năm 2017,ảicáchkiểmtrachuyênngànhKhiChínhphủrốtráovàocuộ7m.cn truc tiep ket qua bong da tại các phiên họp Chính phủ thường kỳ, vấn đề cải thiện môi trường kinh doanh cho DN, cụ thể là vấn đề cải cách công tác KTCN đối với hàng hóa XNK được các thành viên Chính phủ thường xuyên đưa ra thảo luận. Thủ tướng Chính phủ cũng đã có rất nhiều chỉ đạo yêu cầu các bộ, ngành cải cách toàn diện công tác quản lý đối với hàng hóa XNK phải là nhiệm vụ trọng tâm, cần được nghiêm túc thực hiện. Ngay tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2017, Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành tiếp tục thực hiện hiệu quả các Nghị quyết 19 của Chính phủ về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp; chủ động đề xuất giải pháp phù hợp với tình hình mới.
Tại Nghị quyết 75/NQ-CP ngày 9/8/2017, phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2017, Chính phủ giao “đích danh” các Bộ: Công Thương, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế rà soát, cắt giảm thủ tục KTCN với mục tiêu giảm tỷ lệ các lô hàng nhập khẩu phải KTCN tại giai đoạn thông quan từ 30 - 35% hiện nay xuống 15%. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan rà soát và loại bỏ ít nhất 50% số mặt hàng trong danh mục hàng hóa nhóm 2 thuộc diện kiểm tra nhà nước trước khi thông quan của 12 bộ chuyên ngành, hoàn thành trước tháng 6 năm 2018.
Không chỉ là những chỉ đạo, điều hành Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã trực tiếp “xắn tay” chỉ đạo tháo gỡ từng vấn đề cụ thể. Cách đây khoảng 4 tháng, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã chỉ đạo các bộ, ngành thực hiện rà soát thủ tục KTCN đối với hàng hóa XNK. Trong đó, nhấn mạnh yêu cầu các đơn vị quản lý triển khai hợp nhất các văn bản có tên khác nhau, nhưng bao gồm nội dung có cùng bản chất để tiết giảm chi phí, thời gian thực hiện quy định của nhà nước đối với doanh nghiệp. Đây cũng là thực trạng đã hiện hữu trong nhiều năm qua, nhưng rất tiếc đến nay chưa được giải quyết triệt để.
Tại phiên họp thứ hai của Ủy ban Chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, tổ chức tháng 7/2017, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng vướng mắc hiện nay là văn bản pháp luật quy định KTCN chồng chéo, quy định một mặt hàng chịu sự KTCN của hai bộ. Có trường hợp một mặt hàng chịu nhiều hình thức kiểm tra của cùng một bộ. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chỉ đạo Bộ Khoa học và Công nghệ, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn theo chức năng, nhiệm vụ được phân công phải phối hợp với cơ quan chức năng rà soát thống nhất Danh mục hàng hóa phải KTCN theo hướng không chồng chéo đối với cùng một mặt hàng phải qua kiểm tra của nhiều cơ quan.
Không chỉ vậy, năm 2017, sự “vào cuộc” của Chính phủ trong việc chỉ đạo cắt giảm thủ tục KTCN còn thể hiện bằng việc lần đầu tiên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã trực tiếp làm việc với các bộ, ngành để nắm bắt, đôn đốc việc cải cách công tác KTCN hàng hóa XNK. Từ kết quả các đợt kiểm tra, Tổ công tác đã báo cáo Chính phủ những vấn đề bất cập, những thủ tục hành chính nhiêu khê, phức tạp gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN. Trong năm 2017, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng dẫn đầu đã làm việc với 10 bộ. Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, theo chủ trương của Thủ tướng Chính phủ, năm 2017 là năm tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tháo gỡ các rào cản về kinh tế, đặc biệt Chính phủ hết sức quan tâm đến việc cắt giảm chi phí, vấn đề thủ tục KTCN của các bộ.
Đừng để DN mất niềm tin!
Cũng từ các cuộc làm việc này, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ ra cho các bộ các phản hồi từ thực tiễn để tăng cường hiệu lực hiệu quả. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh cho hay, thông qua buổi làm việc, Bộ sẽ tiếp tục quán triệt các nội dung kết luận của Tổ công tác, cũng như ý kiến của các bộ, ngành, hiệp hội. Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ với vai trò là cơ quan chủ trì và "nhạc trưởng" của 3 Luật liên quan thuộc lĩnh vực Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, sẽ thể hiện nỗ lực và trách nhiệm của mình.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng thể hiện tinh thần cầu thị, cởi mở, quyết tâm thay đổi, khắc phục những bất cập, tồn tại liên quan đến điều kiện kinh doanh, công tác KTCN, được thể hiện bằng những con số cụ thể, Bộ đề xuất bãi bỏ và rút gọn 118 điều kiện trong tổng số 345 điều kiện kinh doanh của Bộ; đề xuất bãi bỏ, đơn giản hóa 287 thủ tục hành chính (chiếm 56,5%); cắt giảm 5 loại hàng hóa không có nguy cơ cao gây mất an toàn (chiếm 23,8%) ra khỏi Danh mục hàng hóa phải KTCN… Ở các bộ, ngành khác kế hoạch cải cách công tác KTCN cũng được đặt ra với “lời hứa” sẽ cắt giảm.
Là một chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu môi trường kinh doanh, bà Nguyễn Thị Minh Thảo, Trưởng ban Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương-CIEM) cho rằng, Chính phủ thực sự rất quan tâm đến vấn đề quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa XNK. Đây được coi là một hoạt động ưu tiên của Chính phủ để cải thiện các quy định, thủ tục cho DN. “Thông qua sự quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hoạt động của Tổ công tác của Thủ tướng đã nhìn thấy một vài thay đổi từ phía các bộ. Các bộ đang có xu hướng chuyển từ hoạt động kiểm tra trước thông quan (tiền kiểm) sang kiểm tra sau thông quan (hậu kiểm), ở một vài quy định nhỏ đã hướng tới vấn đề cho phép giảm kiểm tra, hoặc một số quy định tại các dự thảo văn bản pháp luật về KTCN đang có xu hướng cho miễn, giảm kiểm tra. Chẳng hạn như Bộ Công Thương có chuyển biến nhẹ, đáng chú ý là Thông tư 36/2016/TT-BCT đã giúp cho DN đỡ hơn rất nhiều trong làm thủ tục dán nhãn năng lượng; Bộ Khoa học và Công nghệ ở một số thông tư thủ tục kiểm tra đã đơn giản hơn; một số dự thảo khác như dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 38/2012/NĐ-CP của Chính phủ, do Bộ Y tế chủ trì soạn thảo đã bổ sung một số quy định miễn, giảm kiểm tra an toàn thực phẩm… ”- bà Thảo cho hay.
Tuy nhiên, so với những tuyên bố mạnh mẽ của các bộ ngành, bà Thảo cho rằng sự chuyển biến của các bộ mới chỉ dừng lại ở mức độ… nhẹ. “Phương thức, giải pháp cải cách trong các Nghị quyết của Chính phủ đều đưa ra rất chi tiết, cụ thể, chỉ có điều các bộ có thay đổi hay không. Bộ nào cũng đưa ra kế hoạch cắt giảm có lộ trình, nhưng có lẽ chúng ta phải tiếp tục chờ đợi sự chuyển biến thực sự. Và khi công bố kế hoạch ra mà không thực hiện sẽ làm mất niềm tin của cộng đồng DN rất nhiều”- bà Thảo phân tích thêm.
Bà Thảo cho rằng, chính thực tiễn, kinh nghiệm cải cách của cơ quan Hải quan là ví dụ tốt cho các ngành áp dụng. Ví dụ như việc áp dụng thủ tục hải quan điện tử; phân luồng, áp dụng quản lý rủi ro.
Phát biểu tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF) thường niên năm 2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, Việt Nam còn phải làm nhiều việc để tiếp tục cải thiện xếp hạng môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh của mình để hướng tới không chỉ trong Nhóm đầu ASEAN mà cả các chuẩn mực cao của OECD. Một trong những vấn đề Chính phủ đang tập trung giải quyết là cải thiện chất lượng thể chế, chính sách pháp luật theo hướng tăng cường tính minh bạch, lành mạnh, an toàn và hiệu quả. |
上一篇: Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Nắng nóng, các ngày sau mưa lớn
下一篇: Mẫu iPhone màn hình cong có thể sẽ xuất hiện trong năm tới
猜你喜欢
- Vietlott tăng trưởng vượt bậc năm 2024, sẻ chia nhiều cơ hội tốt hơn đến cộng đồng
- Cười cợt một thí sinh, Hoa hậu Hoàn vũ Bolivia bị tước vương miện
- Việt Nam lại có thêm một hoa hậu cấp quốc tế
- Hoa hậu Ngọc Hân nức nở khi nghe lời dặn dò của mẹ trong đám cưới
- Apple đang nghiên cứu loại màn hình mới thách thức AMOLED
- 'Hoa hậu Hong Kong xấu nhất lịch sử' lột xác về nhan sắc
- Tranh cãi chuyện dàn người đẹp Miss Grand mặc gợi cảm đi từ thiện
- MC người Việt đầu tiên dẫn chung kết Hoa hậu Du lịch Quốc tế là ai?
- Thời tiết hôm nay 29/12: Miền Trung mưa to, Nam Bộ mưa rào