【tỷ số real sociedad】Quyết liệt tái cơ cấu
Đây là những đột phá giúp đạt mục tiêu tăng trưởng cao hơn trong năm nay cũng như trong những năm tới đây. Ông Hoàng Xuân Hòa,ếtliệttáicơcấtỷ số real sociedad Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương trao đổi với phóng viên bên lề hội thảo "Kinh tế vĩ mô Việt Nam: Động lực cho cải cách".
Nhiều dự báo cho rằng mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,7% là khó đạt được. Vậy theo ông, đâu là thách thức trong phát triển kinh tế từ nay đến cuối năm?
Chúng ta đều nhìn thấy tăng trưởng GDP quý I/2017 thấp nhất trong 10 năm trở lại đây, có lẽ không nên nói nhiều về nguyên nhân nữa mà nên tập trung xem biện pháp nào để phục hồi tăng trưởng. Về dự đoán kết quả tăng trưởng năm 2017, hiện nay chúng ta đang trong bối cảnh có sự chuyển đổi lớn về đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu kinh tế, thay đổi cách thức, phương thức sản xuất, tái cơ cấu, cải cách lại những trọng tâm trong cơ cấu kinh tế như cải cách hệ thống tài chính ngân hàng, các tổ chức tín dụng, tái cơ cấu đầu tư công, DNNN… Những kết quả của quá trình tái cơ cấu có độ trễ nhất định, cho nên giai đoạn đầu phải chấp nhận mức tăng trưởng không đạt như mục tiêu, nhưng hiệu quả trong 5 năm tới sẽ được thể hiện rõ ràng hơn. Nhiều nhận định tăng trưởng năm nay chỉ đạt khoảng 6-6,2%, tôi cho rằng nhiều khi chúng ta phải chấp nhận cái giá nào đó để đạt được kỳ vọng trong giai đoạn tiếp theo. Vấn đề quan trọng hiện nay là phải quyết liệt đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng dựa trên đổi mới sáng tạo, đặc biệt trọng tâm là ở khu vực nhà nước, khu vực kinh tế tư nhân, phát triển DN trong nông nghiệp công nghệ cao… đây là những đột phá giúp đạt mục tiêu tăng trưởng cao hơn trong năm nay cũng như trong những năm tới đây.
Ông đánh giá như thế nào về mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới mức 4% của năm 2017?
Tôi cho rằng chúng ta sẽ đạt được mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 4% như đã đề ra dựa trên hai yếu tố: một là, tuy tăng trưởng kinh tế trong quý I chỉ đạt 5,1%, song có yếu tố chúng ta thấy là hiện nay Chính phủ bắt đầu đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 19/2017/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh và Nghị quyết 35/2016/NQ-CP về hỗ trợ phát triển DN, hai yếu tố này tác động rất lớn đến ổn định kinh tế vĩ mô. Một khi ổn định kinh tế vĩ mô được giữ vững sẽ giúp điều hành được lạm phát. Bên cạnh đó, hiện nay chúng ta đang thực hiện thị trường hóa một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu và việc thực hiện xã hội hóa dịch vụ công như y tế, dịch vụ công của hệ thống hành chính công sẽ có tác động làm cho lạm phát cũng bị đẩy lên. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của Chính phủ cũng như điều hành ổn định kinh tế vĩ mô, tôi cho rằng chúng ta vẫn sẽ đạt được mục tiêu về kiềm chế lạm phát.
Việc giá điện cũng như giá xăng dầu tăng không phải là cái gì bất ngờ hay là cú đệm sốc. Bởi giá điện tăng theo lộ trình và chúng ta đã biết trước thời điểm tăng. Giá xăng được điều chỉnh theo cơ chế thị trường, phụ thuộc vào thị trường thế giới. Nguồn cung thế giới về xăng dầu trong thời gian tới không thiếu do đó không tạo ra đột phá mạnh về giá xăng dầu, góp phần làm ổn định giá xăng dầu trong nước. Chúng ta sẽ kiểm soát được giá xăng dầu trong nước. Như vậy, có thể nói, hai yếu tố giá điện và giá xăng nếu có tác động lên lạm phát thì cũng sẽ là tác động nhẹ, không tạo ra biến đổi quá lớn lên lạm phát và ảnh hưởng đến nền kinh tế.
Phát triển DN là động lực cho tăng trưởng, song theo đánh giá, hộ kinh doanh cá thể, một bộ phận của kinh tế tư nhân lại chưa mặn mà chuyển đổi đổi sang mô hình DN và điều này có thể ảnh hưởng đến mục tiêu 1 triệu DN vào năm 2020. Ông đánh giá như thế nào về vấn đề này?
Hộ kinh doanh cá thể được coi là nhỏ lẻ trong kinh tế tư nhân nhưng tỷ trọng đóng góp tăng trưởng GDP của kinh tế tư nhân thì hộ kinh doanh lại chiếm tỷ lệ lớn, khoảng 33%. Hiện nay số lượng hộ kinh doanh có chiều hướng tăng, để phát huy được hết tiềm năng của họ, cần phải khuyến khích dưới hai góc độ. Một là, phải có cơ chế chính sách để tạo môi trường kinh doanh thực sự hấp dẫn, không thể đem mệnh lệnh hành chính áp đặt cho khu vực kinh tế hộ cá thể để họ trở thành DN, phải dựa trên những lợi ích của hộ kinh doanh cá thể khi trở thành DN để họ tự nguyện hoạt động theo mô hình DN. Không thể dùng công cụ hành chính vì nó sẽ đem lại hệ quả không tốt cho nền kinh tế nói chung cũng như cho các hộ kinh doanh nói riêng. Chỉ khi môi trường kinh doanh thực sự hấp dẫn, các hộ kinh doanh thấy họ có nhiều lợi ích khi chuyển sang mô hình DN thì việc chấp hành pháp luật của họ sẽ tốt hơn, hiệu quả được phát huy, đóng góp của họ được đánh giá cao, được nhìn nhận rõ hơn trong bức tranh chung của kinh tế tư nhân. Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) sẽ ban hành một nghị quyết chuyên đề về kinh tế tư nhân, trong đó có kinh tế cá thể. Nghị quyết này sẽ tạo ra động lực mới cho khu vực kinh tế tư nhân nói chung và kinh tế cá thể nói riêng để họ có thể phát huy những tiềm năng, đóng góp chung cho nền kinh tế.
Hiện nay các hộ kinh doanh thấy môi trường kinh doanh còn có nhiều rào cản về cơ chế, chính sách, chưa thực sự hấp dẫn và thuận lợi. Khi chuyển sang DN, họ sẽ phải đảm bảo quyền lợi cho người lao động như BHXH, BHYT, bị thanh tra, kiểm tra, giám sát…, đây là những rào cản khiến họ chưa có động lực để trở thành DN. Tôi cho rằng tiếp cận góc độ này để có những tháo gỡ thì việc đạt mục tiêu có 1 triệu DN tư nhân vào 2020 là hoàn toàn khả thi.
Thưa ông, để tăng hiệu quả tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, theo các chuyên gia cần phải chuyển đổi cách thức điều hành để tạo động lực cho nền kinh tế. Ông đánh giá như thế nào về vấn đề này?
Theo tôi cần phân biệt rõ, hiện nay trong điều hành kinh tế, về chủ trương, chính sách chúng ta đã có đầy đủ, Đảng và Nhà nước đã có định hướng rõ ràng, chúng ta cũng đã có quyết tâm chính trị cao. Hiện chỉ còn yếu tố công tác tổ chức thực hiện còn có nhiều bất cập, do đó kết quả chưa được như mong đợi, có thể còn chậm, chưa rõ ràng. Trong thời gian tới, cần quyết liệt đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết 19-2017, trong đó nỗ lực đẩy mạnh cải cách hành chính để tổ chức thực hiện có hiệu quả từ Trung ương đến địa phương, từ đó tạo ra nền tảng thúc đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu, thay đổi mô hình tăng trưởng. Nghị quyết 19-2017 có hơn 250 nhóm giải pháp, điều này cho thấy Chính phủ đã ngày càng cụ thể hóa hơn và từ việc rà soát các chỉ tiêu này chúng ta có thể đánh giá khi kiểm tra, giám sát, tổng kết, qua đó có kết quả chính xác về những kết quả, tồn tại.
Bên cạnh đó, hiện nay xu hướng cách mạng 4.0 đã tạo ra làn sóng công nghiệp mới, chúng ta phải tiếp cận, hòa nhập, gắn kết với nó trong tất cả các lĩnh vực thì mới tạo ra mô hình tăng trưởng dựa trên đổi mới sáng tạo, tạo ra nhiều giá trị gia tăng, tham gia được vào chuỗi giá trị toàn cầu trong nhiều lĩnh vực. Đây là điểm mấu chốt, tạo ra động lực kích thích mạnh nhất tạo ra sự tăng trưởng cho Việt Nam.
Xin cảm ơn ông!
Hiện nay trong điều hành kinh tế, về chủ trương, chính sách chúng ta đã có đầy đủ, Đảng và Nhà nước đã có định hướng rõ ràng, chúng ta cũng đã có quyết tâm chính trị cao. Hiện chỉ còn yếu tố công tác tổ chức thực hiện còn có nhiều bất cập, do đó kết quả chưa được như mong đợi, có thể còn chậm, chưa rõ ràng. |
(责任编辑:Thể thao)
- ·Hàm Rồng sẵn sàng cho đại hội điểm
- ·Dàn sao Việt mê mẩn ‘nhà bên biển’ giữa lòng Hà Nội
- ·Hai vợ chồng thu nhập 15 triệu đồng/tháng, làm cách nào mua được nhà Hà Nội?
- ·Làm sổ đỏ năm 2020 phải nộp những khoản phí gì, thủ tục ra sao?
- ·Sách Phật giáo: Những tác giả quen thuộc tiếp tục thu hút độc giả
- ·Thị trường BĐS hồi phục, Văn Phú
- ·Đốt bồ kết phòng dịch corona báo cháy kêu ầm ĩ ở HH Linh Đàm
- ·Mẫu nhà ống 2 tầng đẹp dưới 1 tỷ đồng, lựa chọn lý tưởng cho các gia đình trẻ
- ·Giá trị ngành chăn nuôi chiếm trên 26% GDP
- ·Khánh Hoà điều chỉnh hợp đồng BT của Phúc Sơn đổi đất sân bay Nha Trang
- ·Tuyên truyền và huấn luyện phòng cháy, chữa cháy cho lực lượng cơ sở
- ·3 xu hướng decor nhà được dự đoán sẽ làm mưa làm gió năm 2020
- ·Điều khó tin trong núi tiền 700 tỷ đồng và bí ẩn dưới bể bơi
- ·Hậu Giang đón sóng đầu tư năm 2020
- ·Thời tiết Hà Nội 11/8: Nắng gián đoạn, mưa giông bất chợt vào trưa chiều
- ·Dự án sở hữu quỹ ‘đất vàng’ cuối cùng thuộc nội đô Hà Nội
- ·Nhiều thương hiệu bất động sản hợp lực đưa chung cư BID Residence về đích
- ·Nga bắt đầu quy trình xuất nhập cảnh mới đối với người nước ngoài
- ·Bước ngoặt lịch sử ở cơ quan điều hành hệ thống điện
- ·Khiếu kiện kéo dài, dự án nhà ở của Công ty thuốc lá Sài Gòn “treo” hơn 20 năm