发布时间:2025-01-10 00:37:16 来源:88Point 作者:Cúp C1
Việc Thủ tướng tạm quyền Yingluck Shinawatra bị phế truất và có thể bị cấm hoạt động chính trị trong 5 năm vẫn không làm thỏa mãn phe chống Chính phủ,òlửaTháiLantăngnhiệbao lô miền nam đồng thời lại khiến những người ủng hộ bà và đảng Puea Thai (Vì nước Thái) bất bình. Những người biểu tình chống Chính phủ thậm chí còn tuyên bố sẽ sớm thành lập một Chính phủ mới- một động thái có nguy cơ làm tăng bạo động chính trị.
Phong trào biểu tình chống cChính phủ do ông Suthep Thaugsuban dẫn đầu đã kêu gọi Tòa án, Thượng viện và Ủy ban bầu cử bổ nhiệm một Chính phủ mới thay thế Chính phủ tạm quyền hiện nay sau khi bà Yingluck bị buộc đình chỉ chức vụ. Trong khi đó, những người ủng hộ Chính phủ lại cho rằng việc bổ nhiệm một Chính phủ mới là không thích hợp bởi Thủ tướng phải là người được lựa chọn thông qua bầu cử. Cả hai phái đối địch này đã kêu gọi người ủng hộ xuống đường, làm nóng lại các con phố ở Bangkok.
Thủ lĩnh Suthep tuyên bố những người biểu tình sẽ chờ đợi đến đầu tuần tới để các cơ quan trên hành động. Trong trường hợp không có động thái nào, phong trào biểu tình sẽ tự thực hiện theo kế hoạch của họ. Hiện tại, lực lượng biểu tình đã có mặt trong tòa nhà Chính phủ, tại khu vực làm việc của Thủ tướng và các thành viên nội các. Các thủ lĩnh biểu tình tự do đi lại ngang nhiên trong khuôn viên tòa nhà Chính phủ cho dù vẫn có quân đội bảo vệ. Điều này được các thủ lĩnh biểu tình coi là sự thể hiện quyền lực của người dân vượt trên cả Chính phủ tạm quyền hiện nay.
Tòa nhà Chính phủ lâu nay vẫn bị phe biểu tình bao vây nhằm ngăn cản các thành viên nội các vào làm việc. Nhưng đây là lần đầu tiên kể từ khi bà Yingluck bị Tòa án hiến pháp phế truất, phe biểu tình đã tiến vào bên trong mà không bị các lực lượng chức năng cũng như quân đội ngăn cản.
Thượng viện Thái Lan cho tới thời điểm này đã bầu xong Chủ tịch bất chấp sự phản đối từ phía chính phủ về tính hợp pháp của vị tân Chủ tịch Surachai Liengboonlertchai. Ở hoàn cảnh hiện nay, khi không có Hạ viện và tính hợp pháp của Chính phủ tạm quyền vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi thì vai trò của Chủ tịch Thượng viện là rất quan trọng bởi ông ta được coi là người duy nhất có thể đề cử và tiến cử Thủ tướng lên để nhà Vua Thái Lan phê chuẩn.
Dường như phe đối lập và phong trào biểu tình đang dần hình thành một "cuộc chiến" cuối cùng trong tiến trình mà họ gọi là nhằm lật đổ "chế độ Shinawatra". Tuy nhiên, chưa rõ liệu Tòa án hiến pháp, Thượng viện và Ủy ban bầu cử có chấp nhận yêu cầu của phe biểu tình hay không. Trong bất kỳ trường hợp nào, việc thành lập một Chính phủ mới tồn tại song song với một Chính phủ tạm quyền không phải là chuyện dễ làm.
Trong tình hình căng thẳng hiện nay, cũng không loại trừ khả năng phe đối lập và phong trào biểu tình chống chính phủ muốn tạo nên sự kiện này nhằm mở đường cho quân đội can thiệp để xóa bỏ mọi bế tắc hiện nay và làm lại từ đầu. Trong trường hợp này, phe Áo đỏ ủng hộ Chính phủ sẽ khó có cớ phản đối vì quân đội không thực hiện đảo chính một Chính phủ được bầu.
Ở một đất nước đã chứng kiến tới 18 lần quân đội làm chính biến trong hơn 80 năm, kể từ năm 1932, thì kịch bản này là một kết thúc cần được tính đến. Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon và Mỹ đã lên tiếng kêu gọi tất cả các bên ở Thái Lan kiềm chế bạo lực, giải quyết căng thẳng chính trị một cách hòa bình và dân chủ. Tuy nhiên đến nay, rất ít giải pháp khả thi có thể “làm nguội” một “lò lửa” đang tăng nhiệt từng giờ.
相关文章
随便看看