【số liệu thống kê về hamburger sv gặp st. pauli】Vi phạm về bảo vệ môi trường bị xử lý thế nào?

(VTC News) -

Vi phạm về bảo vệ môi trường bị xử lý thế nào?ạmvềbảovệmôitrườngbịxửlýthếnàsố liệu thống kê về hamburger sv gặp st. pauli Pháp luật quy định thế nào đối với các mức phạt vi phạm về bảo vệ môi trường?

Theo Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng, Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết, Nhà nước ta đã ban hành nhiều quy định về xử phạt đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Trong đó, mới nhất là Nghị định số 45/2022/NĐ-CP được ban hành ngày 07/7/2022. Theo đó, một số mức phạt với hành vi vi phạm lĩnh vực bảo vệ môi trường như sau:

- Phạt tiền tối đa 01 tỉ đồng đối với cá nhân và 02 tỉ đồng đối với tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Ngoài ra, các nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung, bao gồm:

+ Tước quyền sử dụng có thời hạn đối với giấy phép môi trường, giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;

+ Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; tịch thu sản phẩm có giá trị sau khi tiêu hủy và xử lý theo quy định của pháp luật;

+ Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn đối với cơ sở hoạt động cung ứng sản phẩm, dịch vụ công được nhà nước giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu.

Ảnh minh hoạ.

Ngoài các hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc phải khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu hoặc phục hồi môi trường theo quy định; buộc phá dỡ công trình, thiết bị được xây lắp trái quy định về bảo vệ môi trường để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường…

- Phạt tiền từ 40 - 50 triệu đồng đối với hành vi rò rỉ, thải hóa chất độc vào môi trường đất, nước, cụ thể:

+ Phạt tiền từ 40 - 50 triệu đồng đối với hành vi rò rỉ, thải hóa chất độc vào môi trường đất, nước trái quy định về bảo vệ môi trường.

+ Phạt tiền từ 50 - 80 triệu đồng đối với trường hợp hàm lượng chất gây ô nhiễm trong đất, nước hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật dưới 03 lần đối với thông số môi trường nguy hại hoặc dưới 05 lần đối với thông số môi trường thông thường.

+ Phạt tiền từ 80 - 100 triệu đồng đối với trường hợp hàm lượng chất gây ô nhiễm trong đất, nước hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 03 - dưới 05 lần đối với thông số môi trường nguy hại hoặc từ 05 - dưới 10 lần đối với thông số môi trường thông thường.

- Phạt tiền từ 500 - 01 triệu đồng với hành vi vứt bỏ rác thải không đúng nơi quy định. Trong đó, những vi phạm về bảo vệ môi trường nơi công cộng, khu đô thị, khu dân cư bị xử phạt như sau:

+ Phạt tiền từ 100 - 150.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu, tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;

+ Phạt tiền từ 150 - 250.000 đồng đối với hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;

+ Phạt tiền từ 500.000 - 01 triệu đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải, đổ nước thải không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng…

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Bên cạnh về các mức xử phạt vi phạm hành chính, Luật sư cũng cho biết, với mức độ vi phạm nặng hơn, hành vi vi phạm liên quan đến bảo vệ môi trường cũng sẽ bị xử lý hình sự theo các tội phạm tương ứng. Cụ thể, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã dành riêng Chương 19 để quy định về các tội phạm môi trường gồm:

- Tội "Gây ô nhiễm môi trường" (Điều 235);

- Tội "Vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại" (Điều 236);

- Tội "Vi phạm quy định về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường" (Điều 237);

- Tội "Vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông" (Điều 238);

- Tội "Đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam" (Điều 239);

- Tội "Hủy hoại nguồn lợi thủy sản" (Điều 242);

- Tội "Hủy hoại rừng" (Điều 243);…

Chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường

Luật sư cho hay, tại Điều 5, Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã quy định cụ thể về chính sách của Nhà nước trong việc bảo vệ môi trường như sau:

Điều 5. Chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường

1. Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân tham gia thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường.

2. Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và biện pháp khác để tăng cường việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, xây dựng văn hóa bảo vệ môi trường.

3. Chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; phát triển hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường.

4. Ưu tiên xử lý ô nhiễm môi trường, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái, chú trọng bảo vệ môi trường khu dân cư.

5. Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường; bố trí khoản chi riêng cho bảo vệ môi trường trong ngân sách nhà nước với tỷ lệ tăng dần theo khả năng của ngân sách nhà nước và yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ môi trường; ưu tiên nguồn kinh phí cho các nhiệm vụ trọng điểm về bảo vệ môi trường.

6. Bảo đảm quyền lợi của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân đóng góp cho hoạt động bảo vệ môi trường; ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường; thúc đẩy sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường.

7. Tăng cường nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ xử lý ô nhiễm, tái chế, xử lý chất thải; ưu tiên chuyển giao và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về bảo vệ môi trường.

8. Tôn vinh, khen thưởng cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân có đóng góp tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

9. Mở rộng, tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế và thực hiện cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường.

10. Thực hiện sàng lọc dự án đầu tư theo tiêu chí về môi trường; áp dụng công cụ quản lý môi trường phù hợp theo từng giai đoạn của chiến lược, quy hoạch, chương trình và dự án đầu tư.

11. Lồng ghép, thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội.

Có thể thấy, các chính sách về bảo vệ môi trường bao gồm các chính sách về việc:

- Thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường của các tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân;

- Xây dựng văn hóa bảo vệ môi trường, chú trọng tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường và các hình thức xử lý đối với những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường

- Chú trọng bảo vệ môi trường khu dân cư, xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường;

- Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường;

- Phát triển công nghệ xử lý ô nhiễm, tái chế, xử lý chất thải;

- Hội nhập, hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường và các chính sách về việc phát triển các dự án kinh tế - xã hội.

VŨ TRẦN
Thể thao
上一篇:Nhận định, soi kèo Al Najma vs Abha, 19h30 ngày 6/1: Cửa trên thắng thế
下一篇:Cán bộ Đoàn sáng tạo, hăng say cống hiến