Đưa vào quản lý 83 doanh nghiệp,ụcThuếVĩnhPhúctriểnkhaimạnhmẽquảnlýthuếhoạtđộngthươngmạiđiệntửthứ hạng của câu lạc bộ bóng đá jeonnam dragons 578 cá nhân kinh doanh thương mại điện tửSự phát triển bùng nổ của thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam đã đem lại cơ hội lớn giúp tăng thu ngân sách nhà nước (NSNN), nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức mới, không nhỏ trong công tác quản lý thuế về khả năng quản lý đầy đủ các nguồn thu, đối tượng nộp thuế. Để quản lý và khai thác có hiệu quả nguồn thu từ lĩnh vực này, Cục Thuế Vĩnh Phúc đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT trên địa bàn.
Cùng với đó, Cục Thuế Vĩnh Phúc đã chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền tới các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh TMĐT trên địa bàn thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế theo đúng quy định pháp luật. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh tuyên truyền đến các thương nhân, tổ chức là chủ sở hữu sàn giao dịch TMĐT trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác và đúng hạn theo quy định cho cơ quan thuế; cung cấp thông tin của thương nhân, tổ chức, cá nhân có tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên sàn giao dịch TMĐT theo quy định tại Nghị định số 91/2022/NĐ-CP ngày 30/10/2022 của Chính phủ. Lãnh đạo Cục Thuế Vĩnh Phúc cũng đã quyết liệt chỉ đạo các phòng, các chi cục thuế trực thuộc thực hiện nhiệm vụ rà soát, đôn đốc và quản lý việc kê khai, nộp thuế của người nộp thuế (NNT) có hoạt động TMĐT theo đúng quy định; tiếp tục thực hiện rà soát dữ liệu giao dịch đối với các tổ chức, cá nhân trên các sàn giao dịch; chủ động thu thập, rà soát, tổng hợp, xây dựng và làm giàu cơ sở dữ liệu để phục vụ công tác quản lý thuế đối với lĩnh vực TMĐT qua công tác thanh tra, kiểm tra. Đại diện Cục Thuế Vĩnh Phúc cho biết, công tác quản lý thuế hoạt động kinh doanh TMĐT được cục thuế thực hiện theo 2 mảng công việc.
Cụ thể, đối với hoạt động kinh doanh online thông qua các sàn giao dịch TMĐT. Theo đó, Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc đã phối hợp với Sở Công thương và ban hành 70 công văn gửi đến các tổ chức, cá nhân trên địa bàn nhằm rà soát, cung cấp thông tin của thương nhân, tổ chức, cá nhân mua bán hàng hóa, dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử. Hiện tại trên địa bàn tỉnh có 8 sàn giao dịch thương mại điện tử đang hoạt động, gồm: Công ty Honda Việt Nam, Công ty ô tô Toyota Việt Nam, Công ty CP Sản xuất và Dịch vụ Thương mại Quốc Tuấn, Công ty TNHH Công nghệ Truyền thông Minh Đức, Công ty TNHH Đầu tư OHD Việt Nam, Công ty TNHH Bibum Việt Nam, các sàn giao dịch này đã thực hiện kê khai báo cáo theo đúng quy định, góp phần tạo dựng cơ sở dữ liệu về TMĐT toàn quốc. Đối với hoạt động kinh doanh online thông qua livestream bán hàng trên các trang mạng xã hội như: Facebook, Zalo, Youtube, Tiktok…, Cục Thuế Vĩnh Phúc đã gửi công văn đề nghị phối hợp đến 39 tổ chức/cá nhân làm dịch vụ bưu chính, giao nhận và chuyển phát trên địa bàn nhằm lấy danh sách khách hàng cung cấp hàng hóa dịch vụ theo hình thức ship/cod để phối hợp khai thác và quản lý cá nhân bán hàng qua hình thức livestream. Đồng thời đơn vị phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các nhà mạng viễn thông, các ngân hàng thương mại…, để lấy được tài khoản, số tiền giao dịch của các cá nhân kinh doanh online theo hình thức livestream, từ đó đưa vào quản lý thuế theo đúng quy định. Cần có sự vào cuộc đồng bộ của các ngành, các cấpĐể tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước nói chung, quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT, livestream bán hàng và kinh doanh trên nền tảng số nói riêng, đại diện Cục Thuế Vĩnh Phúc cho rằng, cần thiết phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương các cấp và sự đồng thuận của người dân. Theo đó, trong thời gian tới, Cục Thuế Vĩnh Phúc tiếp tục đẩy mạnh triển khai các giải pháp để quản lý có hiệu quả nguồn thu từ hoạt động kinh doanh này.
Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về thuế đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh TMĐT, livestream bán hàng và kinh doanh trên nền tảng số trên địa bàn thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế theo đúng quy định pháp luật.
Tiếp tục tăng cường rà soát, xác định các tổ chức, cá nhân, hộ kinh doanh trên địa bàn có hoạt động kinh doanh TMĐT, livestream bán hàng và kinh doanh trên nền tảng số để hướng dẫn NNT thực hiện đăng ký, kê khai và nộp thuế theo đúng quy định pháp luật. Đồng thời, thực hiện xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp có hoạt động kinh doanh TMĐT, livestream bán hàng, kinh doanh trên nền tảng số mà chưa thực hiện đúng đủ nghĩa vụ với cơ quan thuế, các cơ sở kinh doanh không xuất hóa đơn theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, Cục Thuế Vĩnh Phúc tiếp tục chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố, các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan chỉ đạo triển khai công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT, livestream bán hàng và kinh doanh trên nền tảng số đạt hiệu quả, đúng quy định./. |